AD

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

AD

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý quan trọng, diễn tiến theo chu kỳ và đánh dấu khả năng sinh sản của phụ nữ. Vòng kinh lặp lại đều đặn thể hiện chức năng hoạt động bình thường của buồng trứng. Tuy nhiên, khi rối loạn kinh nguyệt xảy ra, rất nhiều chị em lo lắng, không biết tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu. Để tìm câu trả lời, hãy đọc bài viết dưới đây bạn nhé.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao lâu?

Chu kỳ kinh nguyệt biểu hiện sự hoạt động của hệ trục não bộ tuyến yên – buồng trứng. Và hoạt động này đồng thời cũng chịu tác động của môi trường bên ngoài.

Với những phụ nữ bình thường, hầu như mỗi tháng sẽ có kinh nguyệt một lần. Một chu kỳ kinh nguyệt được gọi là một vòng kinh.

Một vòng kinh được tính tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt của chu kỳ trước đến ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt của kỳ tiếp theo. Nó thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày, phần đông phụ nữ có vòng kinh từ 28 – 32 ngày.

Một vòng kinh sẽ trải qua 4 giai đoạn khác nhau, bao gồm:

Giai đoạn nang trứng phát triển

AD

Giai đoạn nang trứng bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi bắt đầu rụng trứng. Trong giai đoạn này, buồng trứng sản xuất nang trứng, sau đó một tế bào trứng được chọn lọc sẽ phát triển trưởng thành. Đồng thời, niêm mạc tử cung dày lên và lượng estrogen trong buồng trứng tăng cao.

Giai đoạn rụng trứng

Tế bào trứng phát triển vượt trội được phóng thích vào vòi trứng và sau đó là tử cung. Quá trình này sẽ xảy ra trong thời gian khoảng 2 tuần. Ngày rụng trứng thường là ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt (tính với vòng kinh 28 ngày).

Giai đoạn hoàng thể

Sau khi trứng rụng, phần còn lại của nang noãn sẽ phát triển thành hoàng thể( thể vàng). Đời sống của hoàng thể chỉ kéo dài 14 ngày. Ở giai đoạn này có sự gia tăng về nồng độ progesterone và một lượng nhỏ estrogen. Nếu không xảy ra sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng thì giai đoạn này sẽ kết thúc vào khoảng ngày thứ 22 của chu kỳ và giai đoạn hành kinh sẽ bắt đầu.

Hành kinh

Trong giai đoạn này, do không có sự thụ thai nên niêm mạc tử cung sẽ hoại tử và bong ra gây chảy máu. Máu này từ trong tử cung thoát ra ngoài âm đạo có màu đỏ đậm, không đông, được gọi là kinh nguyệt.

Giai đoạn hành kinh bình thường kéo dài khoảng 3 – 7 ngày rồi kết thúc. Sau đó, một chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.

Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về số ngày kinh, lượng máu kinh, màu sắc máu kinh hay tất cả những triệu chứng khác lạ gặp phải trong chu kỳ.

  • Vòng kinh không đều, có thể dài hơn 35 ngày hoặc ngắn hơn 21 ngày.
  • Lượng máu kinh trên 80ml/kỳ hoặc dưới 30ml/kỳ
  • Số ngày hành kinh trên 7 ngày hoặc dưới 2 ngày
  • Màu sắc máu thay đổi, có thể chuyển màu hồng, hay màu đen, tính chất lỏng như nước hoặc có nhiều cục máu đông
  • Đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh, chóng mặt, tụt huyết áp…

Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn bởi nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi nội tiết tố. Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng khiến cho thời gian rụng trứng bị thay đổi, từ đó vòng kinh của bạn có thể bị thay đổi theo, dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường.

Ngoài ra, các yếu tố từ bên ngoài như sự thay đổi về tâm lý, lối sống, chế độ ăn uống, sử dụng thuốc… cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra rối loạn kinh nguyệt. Thực chất, những yếu tố này sẽ làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ trục não bộ tuyến yên – buồng trứng, gây rối loạn hormone và rối loạn chu kỳ rụng trứng. Từ đó, kinh nguyệt trở nên bất thường.

AD

Tuy nhiên, có đôi khi kinh nguyệt không đều là sự tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác bên trong cơ thể như là u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, bệnh tuyến giáp…

Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu?”. Bởi thực tế mức độ rối loạn kinh nguyệt của mỗi phụ nữ không giống nhau. Nó phụ thuộc vào nguyên nhân tác động làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì thế, tình trạng kinh nguyệt không đều có khi chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể sẽ kéo dài nhiều năm.

Trường hợp 1: rối loạn kinh nguyệt do các yếu tố bên ngoài

Nếu bạn bị stress bởi công việc, thì rất có thể bạn sẽ trải qua một thời gian bị rối loạn kinh nguyệt. Nhưng chu kỳ của bạn sẽ trở lại bình thường khi stress chấm dứt.

Hay, một số người đi du lịch xa, do chênh lệch về múi giờ tại các địa điểm khác nhau, lý do này cũng có thể là điều kiện gây rối loạn kinh nguyệt. Cho đến khi cơ thể bạn làm quen được với môi trường sống mới, chu kỳ của bạn sẽ đều đặn như trước.

Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai, thì có nhiều khả năng bạn sẽ bị rối loạn kinh nguyệt ngay vào chu kỳ sắp tới. Đó có thể là hiện tượng chảy máu bất thường giữa kỳ kinh hoặc kinh nguyệt trễ vài ngày, vài tuần so với trước kia. Đây là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất do thuốc tránh thai gây ra, nhưng nếu bạn ngưng việc sử dụng thì sẽ không còn bất thường nữa.

Những nguyên nhân làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt từ bên ngoài thường có tính chất ngắn hạn, chỉ cần chấm dứt sự thay đổi ấy thì bạn sẽ không cần lo lắng nữa.

Trường hợp 2: rối loạn kinh nguyệt sinh lý do sự thay đổi nội tiết tố tự nhiên trong cơ thể

Thông thường, phụ nữ sẽ có 3 dấu mốc dễ bị rối loạn kinh nguyệt nhất trong cuộc đời, hầu như ai cũng phải trải qua, đó là lúc bước vào tuổi dậy thì, giai đoạn sau sinh và thời kỳ tiền mãn kinh.

(1) Các bé gái bắt đầu dậy thì và có kinh nguyệt từ khoảng 12 – 14 tuổi. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, hệ trục não bộ từ vùng dưới đồi đến tuyến yên – buồng trứng đang dần hoàn thiện, quỹ đạo hoạt động chưa thực sự cân bằng nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới chu kỳ kinh nguyệt.

Phải mất từ 2 – 3 năm để kinh nguyệt ổn định. Không những vậy, có một số bé gái đã đến tuổi dậy thì nhưng chưa thấy kinh nguyệt. Kinh nguyệt xuất hiện muộn hơn thông thường cũng là một dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, trường hợp đó được gọi là vô kinh nguyên phát (16 – 18 tuổi mới có kinh nguyệt)

(2) Phụ nữ sau sinh thường mất kinh nguyệt thời gian ngắn. Những người nuôi con bằng sữa ngoài hay đẻ mổ thì kinh nguyệt có thể trở lại sau 6-8 tuần. Với những chị em cho con bú bằng sữa mẹ thì kinh nguyệt có thể đến muộn hơn, khoảng 3 tháng đến 1 năm.  Điều này là do việc cho con bú bằng sữa mẹ sẽ khiến một lượng lớn hormone prolactin tiết ra. Hormone này làm chậm hoạt động của của hệ trục não bộ tuyến yên – buồng trứng, đồng thời ức chế sản xuất estrogen khiến kinh nguyệt đến muộn.

Ngoài lý do thay đổi nội tiết tố, thì chu kỳ kinh nguyệt của những bà mẹ bỉm sữa còn chịu ảnh hưởng từ căng thẳng áp lực với việc làm mẹ, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu.

AD

(3) Phụ nữ trung niên trên 40 tuổi sẽ dần bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Thời kỳ này, toàn bộ các phần trên cơ thể bắt đầu lão hóa theo quy luật tự nhiên. Buồng trứng cũng không tránh khỏi điều đó, buồng trứng suy thoái sẽ kéo theo sự lão hóa của vùng dưới đồi – tuyến yên. Nội tiết tố bị mất cân bằng gây ra rối loạn kinh nguyệt và hàng loạt vấn đề tồi tệ khác như là bốc hỏa, mất ngủ, thay đổi tính tình, tăng cân, da khô và nhiều nếp nhăn… Với nhiều người, lượng máu kinh và chu kỳ kinh bắt đầu ngắn lại, nhưng cũng có những chị em bị rong kinh, ra máu nhiều. Thậm chí, có trường hợp phụ nữ đã mãn kinh nhưng lại thấy kinh nguyệt xuất hiện (Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, đối phó thế nào?)

 Rối loạn kinh nguyệt sinh lý là sự tất yếu, bạn sẽ không thể làm gì để ngăn chặn điều này xảy ra. Tuy nhiên, bạn có thể học cách cải thiện lối sống, sinh hoạt của bản thân để khắc phục bớt phần nào sự khó chịu do những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt gây ra.

Trường hợp 3: Rối loạn kinh nguyệt do các bệnh lý trong cơ thể

Một số bệnh lý trong cơ thể cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt. Chẳng hạn như phụ nữ bị u xơ tử cung hay bị rong kinh. Phụ nữ bị suy tuyến giáp thì kinh nguyệt nhiều, rong kinh. Phụ nữ bị cường giáp thì ít kinh, vô kinh…

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt này được cho là xuất phát từ những tổn thương thực thể. Nó sẽ kéo dài và có xu hướng trầm trọng nếu những căn bệnh này không được điều trị triệt để.

Làm thế nào để điều tiết chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn?

Nếu muốn điều tiết chu kỳ kinh nguyệt, bạn phải tập trung vào việc giải quyết nguyên nhân gây ra tình trạng đó.

Trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt là do vấn đề ăn uống, tập thể dục quá sức, hay căng thẳng, stress thì bạn cần thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học hơn để cải thiện tình hình.

Nếu kinh nguyệt không đều là do ảnh hưởng từ các bệnh lý trong cơ thể, thì bạn cần điều trị những căn bệnh này. Một khi khi những bệnh lý này được giải quyết triệt để, vấn đề của bạn sẽ biến mất. Chẳng hạn như phụ nữ bị rong kinh do u xơ tử cung thì cần phải làm phẫu thuật để bóc tách u ra ngoài hoặc sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố theo chỉ định của bác sĩ để làm giảm tình trạng rong kinh.

Do đó, khi thấy những triệu chứng bất thường về kinh nguyệt, bạn nên đi kiểm tra phụ khoa càng sớm càng tốt để có cách xử lý kịp thời.

Xem chi tiết: Phụ nữ nên làm gì để đối phó với rối loạn kinh nguyệt?

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×