AD

U nang nhầy buồng trứng là gì? Có nguy hiểm không?

AD

U nang nhầy là một dạng nhỏ của u nang buồng trứng. U nang nhầy có nguy hiểm không? Nếu như phát hiện thì phải xử lý thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, các bạn có thể theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm của u nang nhầy

U nang buồng trứng có 2 loại chính:

  • U nang cơ năng bao gồm: u nang noãn, u nang hoàng tuyến, u nang hoàn thể
  • U nang thực thể bao gồm: u nang da, u nang nhầy, u nang nước

Như vậy, u nang nhầy là một dạng nhỏ của u nang thực thể, chiếm khoảng 20% tất cả các loại u nang buồng trứng.

U nang nhầy có lớp vỏ ngoài màu trắng, dày hơn u nang nước, dịch lỏng bên trong nang quánh đặc và có màu vàng. Vách ngăn chia khối u thành nhiều thùy nhỏ.

☛ Xem thêm: U nang buồng trứng và các dạng u nang

U nang nhầy gây nguy hiểm khi có biến chứng

AD

U nang nhầy có thể phát triển trọng lượng từ vài gram cho tới hàng chục kg vì thế đây là lý do u nang nhầy dễ bị xoắn, vỡ và chèn ép vào các tạng lân cận. Cụ thể là:

(1) Biến chứng xoắn thường xảy ra với những u nang có cuống dài, nằm cạnh vòi trứng. Nếu như chị em chỉ cần vận động mạnh là u nang có thể bị xoắn lại. Xoắn u nang thường sẽ rất đau, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, buồn đại tiện, khi đó toàn bộ cơ quan trong ổ bụng đều bị ảnh hưởng.  U xoắn nhiều vòng nguy cơ bị vỡ u rất cao do khả năng thông thương mạch máu kém, buồng trứng hoại tử. U vỡ gây nên hiện tượng xuất huyết nội, khiến cho máu chảy ồ ạt, bệnh nhân có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

(2) Không chỉ vậy biến chứng vỡ u nang nhầy rất nguy hiểm. Vì khi các u này bị vỡ ra, dịch nhầy rất khó rửa, nếu rửa không sạch các tế bào bệnh còn sót lại sẽ bám vào ổ bụng sinh ra vô vàn các u nhỏ khác trong bụng, theo thời gian người bệnh sẽ suy kiệt dần và gây nguy hiểm đến tính mạng.

(3) Ngoài ra, u nang nhầy phát triển đến một kích thước quá lớn sẽ chèn ép vào các cơ quan lân cận như là trực tràng gây rối loạn đại tiện. U chèn ép niệu quản làm tắc niệu quản, khiến cho thận bị ứ nước, nước tiểu không chảy được, thận bị giãn to hơn, lâu ngày chức năng thận sẽ dần suy yếu.

U nang nhầy có thể chuyển biến ác tính thành ung thư. Tuy nhiên, những trường hợp ung thư hóa cực kì hiếm gặp vì lớp vỏ của u nang nhầy giống tổ chức da là loại đã biệt hóa cao.

U nang nhầy ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe sinh sản

Khi một người phụ nữ chuẩn bị có kế hoạch sinh con nhưng lại không đi khám trước, nếu có u nang nhầy mà họ không biết thì khả năng đậu thai sẽ khó khăn hơn. Là do khối u lớn lên và chèn ép vòi trứng, làm cho con đường di chuyển của tinh trùng vào trong buồng trứng bị cản trở nhiều.

Hơn nữa, bản thân buồng trứng có khối u sẽ gây rối loạn hiện tượng phóng noãn (rối loạn chu kỳ rụng trứng), vì thế các cặp đôi sẽ khó khăn xác định được đâu là thời điểm thích hợp để thụ thai.

Nguy hiểm hơn, nếu phụ nữ đã có thai rồi thì những khối u nang nhầy có kích thước lớn sẽ chèn ép thai nhi dễ gây sảy thai, đẻ non. Nếu như thai nhi vẫn được nuôi dưỡng bình thường cho đến khi chuyển dạ, thai phụ sẽ gặp rất nhiều khó khăn để sinh em bé ra bằng cách đẻ thường vì khối u có thể rơi xuống chặn đường ra của em bé, người ta gọi đó là khối u tiền đạo. Vì vậy, đa phần bà bầu có u nang thường phải mổ để lấy thai nhi và đồng thời bóc tách u nang ra ngoài.

Nếu sinh xong, phụ nữ vẫn còn u nang thì thời kỳ hậu sản rất nguy hiểm. Bởi sau sinh, phần khoang bụng rỗng có nhiều chỗ trống hơn, các u nang vì thế có nhiều không gian để hoạt động, chúng dễ bị xoay vòng và xoắn lại. Nên nếu phát hiện có u nang ở thời điểm này phải theo dõi kĩ để có phương pháp xử lý phù hợp.

U nang nhầy xử lý thế nào?

U nang nhầy là loại u nang bệnh lý, nên khi phát hiện ra thì cần được loại bỏ để tránh nguy cơ biến chứng. Việc loại bỏ theo phương pháp nào và thời điểm nào cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Những u nang nhầy kích thước còn nhỏ thì thông thường bác sĩ sẽ chỉ định mổ nội soi để lấy u ra ngoài. Còn với những trường hợp có u nang lớn thì cần mổ mở.

AD

Với phụ nữ có thai thời điểm thích hợp nhất để lấy u là từ tháng thai thứ 4 đến tháng thứ 6, nếu phát hiện sau thời gian này thì bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ u nang đồng thời khi em bé được sinh ra.

Tuy nhiên, trong trường hợp u nang xảy ra biến chứng vỡ xoắn nguy kịch thì dù có ở tuần thai bao nhiêu thì đều phải mổ khẩn cấp để loại bỏ u nang nhầy, giúp giữ lại tính mạng của người mẹ mặc dù có thể sẽ ảnh hưởng nhiều tới thai nhi.

Khi u nang buồng trứng có biến chứng ác tính thì tùy thuộc vào mức độ ung thư hóa mà các chuyên gia y tế sẽ phẫu thuật cắt một bên buồng trứng hoặc cả hai buồng trứng, ống dẫn trứng, thậm chí là tử cung để bảo toàn tính mạng cho người bệnh. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tiếp tục thực hiện hóa trị – xạ trị để tiêu diệt triệt để mầm mống ung thư. (Xem chi tiết về Dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng ác tính và cách chẩn đoán)

Sau điều trị, u nang nhầy vẫn có nguy cơ tái lại. Vì các chị em cần có kế hoạch chăm sóc sau mổ u nang buồng trứng và thường xuyên thăm khám phụ khoa để theo dõi và bảo vệ sức khỏe của bản thân, nhất là trong trường hợp các chị em đang chuẩn bị mang thai. Việc nếu phát hiện u nang sớm chị em sẽ biết được mình cần thiết phải giải quyết vấn đề đó như thế nào và mang thai ở thời điểm nào nào là an toàn nhất.

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×