AD

U nang buồng trứng khi mang thai nên xử lý thế nào?

AD

U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa phổ biến với nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Tại Việt Nam có khoảng 3,6/ 100.000 phụ nữ mắc bệnh này. Trong đó, tỉ lệ u nang buồng trứng với phụ nữ mang thai là 0,26%. Vậy bị u nang trong thai kỳ có nguy hiểm không và nên xử lý thế nào? Các bạn có thể tìm hiểu trong bài viết này.

Các loại u nang có thể gặp khi mang thai

U nang buồng trứng cơ năng

Là những u nang lành tính, có kích thước nhỏ, triệu chứng ít và không rõ ràng.

U nang cơ năng bao gồm:

  • U nang noãn
  • U nang hoàng thể
  • U nang hoàng tuyến

☛ Xem chi tiết: U nang cơ năng và cách xử lý

U nang buồng trứng thực thể

Là loại u nang phát triển âm thầm, triệu chứng không rõ ràng, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như xoắn u nang, vỡ u nang, ung thư…

AD

U nang thực thể bao gồm:

  • U nang nước
  • U nang nhầy
  • U nang bì
  • U nang lạc nội mạc tử cung

U nang buồng trứng khi mang thai là do đâu?

Dư thừa hormone HCG trong thai kỳ được cho là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị u nang buồng trứng.

Ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, lượng hormone HCG (Chorionic Gonadotropin) tiết ra nhiều, nó kích thích buồng trứng tạo ra các u nang lutein để hỗ trợ bào thai cho tới khi nhau thai được hình thành. Hầu hết, những u nang này là lành tính và sẽ biến mất sau tuần thứ 12 của thai kỳ, chỉ có một số hiếm trường hợp u nang vẫn tồn tại sau sinh.

Ngoài ra, một số loại u nang buồng trứng đã có từ trước và vẫn tồn tại cho đến khi phụ nữ mang thai, nguyên nhân của những trường hợp này là:

  • Thể vàng phát triển quá mức và hình thành u nang hoàng thể
  • Mạch máu của nang trứng bị vỡ hoặc nang trứng phát triển không đầy đủ nên không hấp thụ đủ chất lỏng trong buồng trứng
  • Mẹ bầu có bệnh lý lạc nội mạc tử cung khiến cho mô nội mạc dư thừa di chuyển vào trong buồng trứng gây viêm nhiễm và hình thành ổ u nang.
  • Phụ nữ bị cường Estrogen (hàm lượng estrogen tăng quá cao) làm cho nội tiết tố bị rối loạn gây ảnh hưởng tới chu kỳ rụng trứng, khiến các nang trứng bị tích tụ chất lỏng và hình thành u nang.

☛  Xem thêm: Nguyên nhân hình thành u nang buồng trứng

Dấu hiệu của u nang buồng trứng khi mang thai

Thông thường triệu chứng của bệnh u nang buồng trứng khi mang thai thường rất mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn với những dấu hiệu khi thai nghén.

Với các u nang nhỏ (chủ yếu <4cm), mới hình thành thì hầu như không có bất cứ triệu chứng nào. Nhiều mẹ bầu sẽ không thể nhận biết được bản thân đang có các khối u nang này trong buồng trứng.

Với những khối u phát triển từ lâu, có kích thước lớn hơn hoặc u bị viêm nhiễm, u gây ra biến chứng thì mẹ có thể nhận thấy một số triệu chứng điển hình như sau:

  • Đau bụng dưới âm ỉ vùng khung chậu
  • U nang lớn chèn ép cơ hoành làm cho bà bầu cảm thấy khó thở
  • U nang lớn chèn ép bàng quang và đường tiết niệu khiến phụ nữ bị rối loạn tiểu tiện: tiểu nhiều, tiểu rắt,
  • U nang lớn chèn ép trực tràng gây táo bón
  • Các triệu chứng khác như sốt cao, đau lưng
  • Buồn nôn, đau tức ngực (dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu thai nghén)
  • Chóng mặt, ngất xỉu, đau bụng dữ dội khi u nang bị vỡ hoặc xoắn lại với nhau
  • Nếu u nang chuyển biến thành ung thư thì cơ thể sụt cân nhanh chóng, bụng to nhanh.

U nang buồng trứng khi mang thai có nguy hiểm không?

U nang chèn ép thai nhi

Khi khối u có thích thước quá lớn, nó sẽ chèn ép làm lệch tử cung khiến cho thai nhi không thể phát triển bình thường được. Cơ thể mẹ nặng nề, căng chướng và suy nhược nhanh chóng, thai nhi lại thiếu không gian phát triển nên khi sinh ra có thể bị nhẹ cân hoặc gặp nhiều vấn đề khác về sức khỏe.

Nhất là những khối u nang phát triển đến cuối thai kỳ và có kích thước quá to choán hết ổ bụng sẽ gây khó khăn trong quá trình sinh nở. Vì thai nhi sẽ khó xoay đầu, mẹ không thể sinh thường được nên bác sĩ bắt buộc phải mổ để lấy thai nhi ra ngoài.

Nguy cơ sảy thai sớm

AD

Vỡ u nang và xoắn u nang là 2 biến chứng u nang buồng trứng rất nguy hiểm khi mang thai cần được cấp cứu gấp để tránh gây ảnh hưởng tới tính mạng của thai phụ.

  • U nang bị chèn ép hoặc do tác động của ngoại lực có thể bị vỡ
  • Các u nang cạnh nhau có cuống dài dễ bị xoắn lại với nhau.

Vỡ hoặc xoắn u nang có nguy cơ cao dẫn đến sảy thai sớm khi mà thai nhi còn đang ở những tuần tuổi đầu tiên. Không hiếm trường hợp, thai phụ bị biến chứng u nang nên buộc phải đình chỉ thai nghén và phẫu thuật  để bảo vệ sức khỏe cho người mẹ.

U nang biến chứng ác tính

U nang thực thể là những loại u có tỉ lệ biến chứng cao nhất, khối u có thể biến chứng ác tính, là mầm mống của ung thư, đây là một vấn đề rất phức tạp và tiên lượng xấu cho cả bà bầu và thai nhi trong bụng. Trong những trường hợp nguy kịch, thì có thể phải cắt bỏ buồng trứng hoặc tử cung để giữ lại tính mạng.

Bị u nang buồng trứng khi mang xử lý thế nào?

Mẹ bầu bị u nang buồng trứng thì cần thăm khám thường xuyên để theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và bất thường có thể xảy ra. Trước tiên, bà mẹ mang thai sẽ được siêu âm và làm các xét nghiệm để xác định xem tính chất của khối u như thế nào.

➤ Các khối u lành tính thường là u nang cơ năng, hiếm gây biến chứng, kích thước nhỏ, dễ di động, bề mặt trơn nhẵn và đa phần là chỉ nằm ở một bên của buồng trứng (có khoảng 95% u nang chỉ nằm ở 1 bên buồng trứng).

➤ Các khối u ác tính thường có bề mặt sần sùi hơn, kích thước lớn, vỏ dày và dai, u rắn chắc, không di động.

Với các giai đoạn khác nhau trong thai kỳ, thì u nang buồng trứng sẽ có những phương pháp điều trị cụ thể:

Trong 3 tháng đầu tiên: Với những mẹ bầu được chẩn đoán có u nang cơ năng, khối u có kích thước nhỏ thì sẽ cần theo dõi chặt chẽ qua các tuần. Đa phần chúng đều tự tiêu biến sau 2 -3 tháng nên không đáng lo ngại, mẹ cũng không cần điều trị gì.

3 tháng tiếp theo: Nếu sau 3 tháng đầu các u nang không tiêu biến, thì đến tuần thai thứ 13 – 14 của 3 tháng tiếp theo bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để bóc tách u ra ngoài. Đây là thời điểm phù hợp nhất để bóc tách u  nang ra ngoài, bởi hoàng thể thai nghén lúc này đã ngưng tiết hormone và không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Nếu không loại bỏ u, thì đến tháng thứ 7 hoặc thứ 8 thai nhi lớn nhanh hơn, khối u chèn ép vào tử cung khiến cho thai nhi không thẻ chuyển ngôi được (đầu thai quay về hướng âm đạo để dễ chui ra ngoài).

3 tháng cuối của thai kỳ: Nếu mẹ bầu được phát hiện có khối u nang trong buồng trứng ở những tháng cuối thì thông thường bác sĩ sẽ đợi đến khi em bé được sinh ra sẽ can thiệp phẫu thuật đồng thời để lấy u nang ra ngoài.

Tuy nhiên, những trường hợp trên chỉ là cách xử trí với những khối u lành tính. Trong trường hợp khối u ác tính gây biến chứng  thì thai phụ sẽ được chỉ định phẫu thuật ngay lập tức để đảm bảo an toàn, dù tuổi thai là ít hay nhiều.

AD

Tất nhiên, đây là những biến chứng hiếm gặp nên không phải mẹ bầu nào cũng sẽ phải đối diện với nó trong thai kỳ. Mặc dù bị u nang buồng trứng nhưng nếu có kế hoạch chăm sóc và theo dõi bệnh lý từ sớm thì sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ biến chứng và sinh con an toàn.

Để giảm nguy cơ bị u nang buồng trứng trong thai kỳ, các mẹ bầu nên chủ động đi khám phụ khoa từ ngay khi có kế hoạch mang thai. Nếu phát hiện có u nang thì cần được điều trị ngay để tránh ảnh hưởng về sau.

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×