AD

Rong kinh sau khi phá thai kéo dài bao lâu?

AD

Rong kinh là hiện tượng khá phổ biến ở những phụ nữ sau phá thai. Liệu tình trạng này có nguy hiểm hay ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau? Cùng theo dõi bài viết để xem lý giải chi tiết nhé.

Tại sao phụ nữ bị rong kinh sau khi phá thai?

Rong kinh sau phá thai bằng nội khoa

Phá thai nội khoa (medication abortion) là sử dụng thuốc phá thai (gồm Mifepristone và Misoprostol) để chấm dứt thai kỳ. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bào thai, đồng thời kích hoạt tử cung co bóp mạnh, để trục xuất mô thai ra ngoài. Tỉ lệ phá thai thành công là khoảng 95%.

Phương pháp này được áp dụng với những phụ nữ mang thai từ 7 tuần tuổi trở xuống. Tùy thuộc vào từng tuổi thai, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ khác nhau, từ liều lượng thuốc, cho đến tần suất theo dõi. Quy trình phá thai nội khoa có thể kéo dài tới 2 tuần kể từ khi uống thuốc.

Bạn sẽ bắt đầu chảy máu âm đạo trong vòng 30 phút đến 4 giờ sau khi uống viên thuốc đầu tiên (Mifepristone). Sau 1 – 2 ngày, bạn sẽ được chỉ định uống viên thuốc thứ 2 (Misoprostol), máu sẽ chảy rất nhiều, có kèm các cục máu đông lớn được đẩy ra ngoài. Thời gian chảy máu có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày. Hiện tượng này khá giống với rong kinh do rối loạn kinh nguyệt.

Sau khi phá thai, niêm mạc tử cung trống rỗng (vì cơ thể đã đẩy hết các mô thai ra ngoài). Vì thế, bạn chưa thể có kinh nguyệt ngay lập tức. Hầu hết phụ nữ đều có kinh nguyệt trở lại từ 4 – 8 tuần sau khi phá thai bằng thuốc (tính từ thời điểm phá thai). Khi đó, nội tiết tố trong cơ thể bắt đầu ổn định lại, niêm mạc tử cung được tái tạo và làm dày như trước nên có thể đủ điều kiện để tạo ra kinh nguyệt.

AD

Bạn có thể bị trễ kinh, rong kinh ở những chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau thời gian phá thai. Tuy nhiên, đây là tình trạng bình thường do ảnh hưởng của hormone trong thuốc phá thai. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu sau 8 tuần (kể từ thời điểm phá thai) mà kinh nguyệt không xuất hiện hoặc rong kinh kéo dài quá 3 chu kỳ, thì bạn nên đi khám để làm rõ vấn đề, đồng thời có cách xử lý kịp thời.

Rong kinh sau khi phá thai bằng ngoại khoa

Phá thai ngoại khoa là thủ thuật sử dụng các dụng cụ can thiệp vào tử cung để chấm dứt thai kỳ. Tỉ lệ phá thai thành công là 99%

Tùy vào độ tuổi của thai, người ta sẽ áp dụng các thủ thuật khác nhau, thai nhi càng lớn thủ thuật sẽ càng khó thực hiện:

  • Với thai từ 6 – 12 tuần tuổi: thường áp dụng thủ thuật hút thai chân không (bằng tay hoặc máy)
  • Với thai trên 12 – 18 tuần: thường áp dụng thủ thuật nong – gắp thai.

Nếu bạn phá thai bằng ngoại khoa, bạn có thể bị chảy máu ngay sau đó. Thời gian chảy máu thường chỉ kéo dài tối đa khoảng 1 tuần. Nếu thời gian chảy máu quá 10 ngày, thì bạn cần tái khám ngay để được xử lý kịp thời.

Sau khi nạo hút thai, kinh nguyệt của bạn sẽ đến muộn hơn, bởi tử cung cần thời gian để xây dựng lại lớp niêm mạc lót. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt có thể ra ít máu hơn thông thường.

Phá thai bằng thủ thuật ngoại khoa có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như là thủng tử cung, nhiễm trùng, băng huyết, dính buồng tử cung, sót rau, sót thai, viêm tắc vòi trứng, viêm buồng trứng. Vì thế, phụ nữ cần phải cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định thực hiện. Đồng thời, tìm hiểu, lựa chọn những cơ sở nạo phá thai uy tín, đảm bảo chất lượng, để hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.

Rong kinh sau nạo hút thai có ảnh hưởng gì không?

Chảy máu ngay sau khi uống thuốc phá thai hoặc nạo hút thai là tình trạng bình thường. Đó là kết quả của việc tử cung đào thải các mô thai ra ngoài. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi trong thời gian này do mất nhiều máu, nhưng nó hoàn toàn không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.

Sau khi kinh nguyệt trở lại ở các chu kỳ tiếp theo, bạn có thể bị rong kinh hoặc ngược lại (ra ít kinh nguyệt hơn bình thường). Vấn đề này có thể khiến bạn gặp một vài trục trặc nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày. Thế nhưng, bạn chỉ cần chú ý hơn tới cách vệ sinh vùng kín hay “chuyện chăn gối” để ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa.

Nếu tình trạng rong kinh kéo dài sau vài kỳ kinh nguyệt liên tiếp, bạn nên khai báo với bác sĩ thông tin này để được đưa ra những lời khuyên đúng đắn. Tránh để tránh rơi vào tình trạng thiếu máu khiến cơ thể suy nhược, đồng thời ảnh hưởng tới tâm lý cũng như công việc hằng ngày.

Những hiện tượng là bình thường sau khi phá thai thành công:

  • Đau bụng là tình trạng phổ biến sau nạo phá thai. Nhưng hiện tượng này chỉ là do tử cung co bóp đẩy mô thai ra ngoài, nó sẽ biến mất dần sau vài ngày.
  • Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy đầy bụng, căng tức ngực, mệt mỏi, buồn nôn nhẹ hoặc tiêu chảy.
  • Nếu để ý kỹ, bạn còn thấy sau khi phá thai dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Nhưng sẽ là bình thường nếu như dịch này không có mùi hôi khó chịu hay không chuyển màu xanh (dấu hiệu của nhiễm trùng).

Những dấu hiệu nghiêm trọng cần đi khám ngay:

  • Đau dữ dội ở tại vùng bụng dưới và kéo dài, không kiểm soát được bằng thuốc giảm đau thông thường. Dấu hiệu cho thấy mô thai còn sót trong tử cung hoặc bị nhiễm trùng.
  • Máu chảy nhiều và kéo dài quá 2 tuần. Trường hợp này cần xử lý nhanh trong trường hợp này nếu không sẽ có khả năng gây ra tình trạng băng huyết, sốc hay trụy tim mạch, rất nguy hiểm.
  • Sau 8 tuần chưa có kinh nguyệt. Dấu hiệu khi hút thai chưa hết.
  • Kinh nguyệt có nhiều cục máu đông và mùi hôi rất khó chịu.
  • Sốt cao, thân nhiệt tăng, mê sảng. Dấu hiệu của nhiễm trùng.

Làm sao để kinh nguyệt sớm ổn định sau khi nạo hút thai?

AD

Ra máu hay rong kinh là điều khó tránh khỏi sau khi phụ nữ thực hiện các biện pháp phá thai. Nếu thời gian chảy máu kéo dài quá 2 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

Để hạn chế tình trạng rối loạn kinh nguyệt, rong kinh sau khi phá thai, bạn nên thực hiện những hướng dẫn sau giúp hồi phục sức khỏe sớm và kinh nguyệt mau ổn định.

Nghỉ ngơi hợp lý:

  • Sau khi phá thai, cơ thể phụ nữ rất yếu ớt, vì mất nhiều máu. Do đó, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc ngay, ngủ đủ giấc.
  • Ngoài ra, cần giữ cho tâm lý thoải mái, không nên suy nghĩ quá nhiều, khiến cơ thể căng thẳng.

Chế độ ăn uống:

  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm chứa sắt (hải sản, gan động vật, thịt nạc…)để bồi bổ, bù đắp lượng hồng cầu đang thiếu hụt.
  • Không sử dụng rượu, bia hay các chất kích thích khác.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

  • Rửa vùng kín hằng ngày với nước ấm, không thụt rửa âm đạo.
  • Dùng băng vệ sinh và thay thường xuyên.
  • Cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 4 tuần sau khi phá thai. Giao hợp quá sớm sẽ khiến tổn thương trong tử cung lâu lành hơn, điều này sẽ khiến rong kinh có xu hướng kéo dài và chảy máu nhiều hơn.

Nếu gặp bất kì vấn đề rắc rối nào liên quan tới kinh nguyệt nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung sau khi phá thai, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị, tuyệt đối không tự ý xử lý tại nhà, nhằm tránh những hậu quả về sau.

Nạo phá thai là điều không ai mong muốn, xét trên nhiều yếu tố, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản sau này, vì thế bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn như bao cao su, uống thuốc tránh thai, đặt vòng…

Xem thêm:

  • Rong kinh sau khi uống thuốc tránh thai có sao không?
  • Vì sao phụ nữ bị rong kinh sau khi đặt vòng tránh thai?
AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×