AD

Rong kinh có tự hết hay không? Cần lưu ý gì?

AD

Rong kinh là một hiện tượng liên quan đến rối loạn kinh nguyệt, không hiếm gặp. Nếu bạn có thời gian “đèn đỏ” dài hơn 1 tuần thì có lẽ bạn đang bị rong kinh. Tình trạng này kéo dài có thể khiến nhiều chị em lo ngại. Vậy rong kinh có tự hết theo thời gian hay không? Bạn có thể xem lý giải trong bài viết sau.

Nguyên nhân của rong kinh

Những nguyên nhân sinh lí

  • Rong kinh tự nhiên khi nữ giới dậy thì hoặc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Rong kinh do áp dụng các biện pháp tránh thai liên quan đến nội tiết tố.
  • Rong kinh sau khi phá thai hoặc sảy thai.
  • Rong kinh do ảnh hưởng của một số loại thuốc, nhất là thuốc kháng sinh.
  • Rong kinh do béo phì.
  • Rong kinh do hút nhiều thuốc lá.

Những nguyên nhân bệnh lý

Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây rong kinh – Hình ảnh minh họa.

Rong kinh do mắc phải bệnh phụ khoa như là:

  • Viêm vùng chậu (viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, viêm phần phụ)
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Viêm nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung
  • Polyp cổ tử cung

Rong kinh do các bệnh lý toàn thân:

  • Rối loạn đông máu, Lupus ban đỏ
  • Suy tuyến giáp
  • Viêm gan mãn tính
  • Suy thận mãn tính
  • Đái tháo đường…

❎ Xem phân tích chi tiết về các nguyên nhân gây ra rong kinh

Rong kinh bao lâu mới chấm dứt?

“Rong kinh bao lâu mới hết?” Câu hỏi này rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác với từng người, vì nguyên nhân gây rong kinh, lối sống và thể trạng của mỗi người là khác nhau. Nhưng, bạn có thể hiểu như sau:

AD

Đối với rong kinh sinh lý:

Rong kinh ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh là là điều thường thấy trong những năm đầu và cuối của giai đoạn sinh sản.

Ở tuổi dậy thì, nữ giới thường phải mất vài ba năm để kinh nguyệt đều đặn, do buồng trứng hoạt động chưa thực sự ổn định. Ở thời kỳ mãn kinh (kéo dài từ 7 – 10 năm), buồng trứng bắt đầu suy thoái, nội tiết tố tăng giảm không đều, dẫn tới rong kinh. Vì thế, có những người bị rong kinh chỉ 2 – 3 năm nhưng cũng có những người lâu hơn, thậm chí là cho tới tận khi mãn kinh.

Đối với những yếu tố nguy cơ khác gây rong kinh như là do sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết tố, do phá thai, sảy thai, hay do chế độ ăn uống, thói quen sống, thì rong kinh thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Một khi những yếu tố này được điều chỉnh, hiện tượng rong kinh sẽ biến mất.

Ví dụ:

– Nếu đặt vòng tránh thai bạn có thể bị rong kinh 2- 4 chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ khác như là chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tăng hoặc giảm cân hay rối loạn kinh nguyệt…Sau thời gian này, khi cơ thể làm quen với lượng hormone mới, thì kinh nguyệt sẽ ổn định. (Xem thêm: Uống thuốc tránh thai bị rong kinh phải làm gì?)

– Nếu bạn phá thai bằng thuốc, thường thì máu sẽ ra nhiều trong khoảng 2 tuần, kể từ thời điểm phá thai. Đó chỉ là kết quả của việc tử cung đào thải các mô thai ra ngoài. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi trong thời gian này do mất nhiều máu, nhưng nó hoàn toàn không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Sau thời gian này, nếu như vẫn thấy máu kinh và đau bụng nhiều, bạn cần đi khám, để xử lý kịp thời (Xem chi tiết bài viết: Rong kinh sau phá thai kéo dài bao lâu?).

– Nếu bạn bị rong kinh do thừa cân, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống kết hợp với hoạt động thể chất để đưa chỉ số khối (BMI) về mức cân bằng, giúp điều hòa vòng kinh.

Đối với rong kinh bệnh lý:

Rong kinh do bệnh lý không thể tự hết được nếu như những tổn thương thực thể này không được điều trị triệt để. Vì vậy, một khi phát hiện những bất thường liên quan tới kinh nguyệt, chị em cần phải đi khám ngay, tránh tâm lý ngại ngần, trì hoãn. Nếu để lâu ngày, bệnh có thể trầm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng đe dọa sức khỏe, khả năng sinh sản, thậm chí là tính mạng của bản thân.

Bị rong kinh nên làm gì?

Phương pháp điều trị rong kinh được xác định dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Sau đây là các phương pháp phổ biến:

  • Điều trị rong kinh bằng Đông y (bài thuốc Tứ vật thang, bài thuốc Bổ trung ích khí thang…)
  • Điều trị rong kinh bằng thuốc Tây y
  • Điều trị rong kinh bằng phẫu thuật và các thủ thuật ngoại khoa khác (nong nạo buồng tử cung, thuyên tắc nội mạch tử cung…)
  • Điều trị rong kinh bằng bài thuốc dân gian (đu đủ xanh, gừng tươi, vừng đen, ngải cứu, nhọ nồi…)
  • Điều trị rong kinh bằng châm cứu
AD

❎ Xem chi tiết về Các phương pháp chữa rong kinh

Để điều trị có hiệu quả, bạn nên tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ và những người có chuyên môn trong điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và chữa bệnh tại nhà khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị phù hợp, thì việc thay đổi lối sống khoa học là một trong những cách để cải thiện tình hình, giúp kinh nguyệt mau ổn định. Vì thế, bạn nên chú ý những điều sau:

Về chế độ ăn uống:

Đừng quên cung cấp các thực phẩm lành mạnh để điều hòa kinh nguyệt của bạn.
  • Bổ sung những thực phẩm giàu sắt, để chống thiếu máu như là các loại thịt đỏ, trai, hàu, hải sản, trứng…
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất từ rau củ quả.
  • Hạn chế tối đa nguyên liệu tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ và gia vị.
  • Không sử dụng cà phê, thuốc lá, bia rượu.
  • Nếu bị đau bụng nhiều, bạn có thể uống một số loại trà thảo dược để giảm đau.

Về vận động:

  • Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn trong những ngày có kinh nguyệt, để tránh mệt mỏi, choáng váng
  • Tuy nhiên, không vì thế mà chỉ nằm trên giường hoàn toàn. Bạn vẫn cần vận động nhẹ nhàng, để máu kinh được đào thải liên tục, tránh tình trạng dồn ứ tạo ra những cục máu đông.

Về tâm lý:

  • Cần dành cho bản thân những phút giây thư giãn, thực hiện những việc bản thân yêu thích để loại bỏ căng thẳng
  • Hít thở sâu, tập yoga hoặc ngồi thiền mỗi khi căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya.

Về vấn đề vệ sinh hằng ngày:

  • Vệ sinh vùng kín hằng ngày sạch sẽ, nhất là trong thời gian có kinh nguyệt.
  • Sử dụng nước rửa phụ khoa có thành phần dịu nhẹ với độ pH phù hợp ở ngưỡng an toàn (pH 5~6) để tránh viêm nhiễm, loại bỏ mùi hôi khó chịu.
  • Không thụt rửa sâu trong âm đạo, vì có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh tại đây, dẫn tới viêm phụ khoa.
  • Chọn lựa băng vệ sinh có độ thấm hút tốt, không có hương liệu nhân tạo, bạn nên thay thường xuyên, bất cứ khi nào cảm thấy máu kinh đã thấm đầy miếng băng vệ sinh cũ.
  • Nên mặc quần áo rộng, thoải mái, có chất liệu thoáng mát, co giãn tốt, nhất là với đồ lót, để máu kinh được tuần hoàn tốt, tránh bí bách mồ hôi.

Bài viết trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi “Rong kinh có tự hết hay không” Hi vọng, nó trở thành cẩm nang sức khỏe hữu ích với các bạn. Nếu chị em còn bất kì thắc mắc nào liên quan tới rối loạn kinh nguyệt thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với Benhuxo.vn theo số điện thoại 18001591 để được tư vấn chi tiết nhé.

Lưu ý: Nội dung trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho tư vấn điều trị chi tiết từ bác sĩ. Do đó, khi gặp trục trặc liên quan tới kinh nguyệt nói riêng hay các vấn đề sức khỏe tổng thể nói chung, bạn cần gặp người có chuyên môn, tới các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được tư vấn.

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×