AD

Hiểu đúng về rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ

AD

Rối loạn nội tiết tố là vấn đề không xa lạ ở phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều chị em chưa hiểu thực chất rối loạn nội tiết là gì, hormone nào thường bị rối loạn? Và nó ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe? 

Nội tiết tố là gì?

Nội tiết tố (Hormone) là hóa chất được sản xuất bởi các tuyến trong hệ thống nội tiết. Nó đi qua dòng máu và tác động đến mô và các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Nội tiết tố truyền tải thông điệp tới các cơ quan dẫn đến phản ứng riêng biệt trên từng loại tế bào, để gây ra chức năng sinh lý tại các cơ quan ấy.

Hormone hoạt động như “các sứ giả” giữa nhiều hệ thống khác nhau trong cơ thể, để điều chỉnh vấn đề sinh lý và chức năng hoạt động của mọi cơ quan, chẳng hạn như tiêu hóa, trao đổi chất, hô hấp, giấc ngủ, vận động, tâm trạng, sinh sản…Hormone cho bạn biết khi nào nên ngừng ăn, khi nào bạn cần thức dậy, khi nào bạn cần bình tĩnh…

Có lẽ bạn đã quen thuộc với các hormone giới tính (hormone sinh dục) như là: estrogen, progesterone và testosterone. Nhưng cũng có nhiều loại hormone khác, chẳng hạn như insulin, hormone tăng trưởng, leptin, cortisol và melatonin.

Cơ thể phụ nữ có hàng chục loại hormone khác nhau. Dựa vào bản chất hóa học của hormone, người ta phân chia chúng thành 3 loại chính, cụ thể là:

(1) Hormon steroid: là những hormon có cấu trúc hóa học tương tự như cholesterol và hầu hết được tổng hợp từ cholesterol, như là: hormone rau thai, hormone buồng trứng, hormone vỏ thượng thận (ở nam giới có hormone tinh hoàn – testosterol)

(2) Hormon dẫn xuất từ acid amin là tyrosine: là các hormone được sản xuất tại tuyến giáp (hormon thyroxin và triiodothyronin), hormone của tủy thượng thận (adrenalin và noradrenalin).

AD

(3) Hormon peptid: chủ yếu là những hormone tiết ra từ vùng dưới đồi, hormone tuyến cận giáp, hormone tụy nội tiết, hormome tiền yên (GH -TSH- Prolactin)

Ngoài ra, còn có hormone dạng eicosanoid: các hormone địa phương, mới được khám phá gần đây, như prostaglandin, leucotrien.

Các hormone chính trong hệ thống nội tiết nữ bao gồm:

  • Hormone GnRH (Gonadotropin releasing hormone): FSH, LH, PMSG, HCG
  • Hormone Estrogen
  • Hormone Progesteron
  • Hormone Prostaglandin
  • Hormone Androgen
  • Hormone Oxytocin
  • Hormone (Prolactin – Luteo tropin hormone – LTH)
  • Hormone Inhibin

Để rõ ràng, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào các hormone giới tính trong bài viết này.

Hormone giới tính kiểm soát một số quá trình có ảnh hưởng nhất trong cơ thể nữ giới như mang thai, dậy thì, điều chỉnh chu kỳ của bạn (đàn ông cũng có chu kỳ hàng tháng!), mãn dục, mọc tóc, v.v.

Phụ nữ có nội tiết tố ‘nam’ và nam giới cũng có nội tiết tố ‘nữ’:

Estrogen

  • Nội tiết tố nữ
  • Điều hòa hệ thống sinh sản
  • Kích thích khả năng sinh sản & ham muốn tình dục
  • Phát triển đặc điểm nữ giới: ngực nở, mông cong, giọng nói trong sáng…

Progesterone

  • Điều hòa chu kỳ, kinh nguyệt và mang thai
  • Yếu tố chính trong việc sản xuất các hormone giới tính và căng thẳng khác
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Testosterone

  • Nội tiết tố nam
  • Chịu trách nhiệm tăng trưởng lượng mỡ và cơ bắp trong cơ thể.
  • Kích thích sự phát triển lông tóc trên cơ thể & ham muốn tình dục

Những hormone này có thể hoạt động khác nhau ở một số khu vực của cơ thể. Chúng có thể bổ sung cho nhau hoặc hoạt động như các mặt đối lập. Và đây chính xác là lý do tại sao nó rất quan trọng, chúng có mặt theo đúng tỉ lệ: cho sự cân bằng hormone tối ưu và lành mạnh.

Rối loạn nội tiết tố là gì?

Rối loạn nội tiết tố là sự mất cân bằng của một hoặc nhiều hormone nội tiết trong cơ thể, gây ra hàng loạt xáo trộn về sức khỏe, sinh lý cũng như nhan sắc của người phụ nữ.

Các tuyến nội tiết là nơi chuyên sản xuất, lưu trữ và giải phóng hormone vào máu. Các tuyến nội tiết nằm tại nhiều vị trí trên cơ thể và kiểm soát các cơ quan khác nhau, bao gồm:

  • Tuyến thượng thận
  • Tuyến sinh dục nữ (buồng trứng)
  • Tuyến tùng
  • Tuyến yên
  • Vùng dưới đồi
  • Tuyến giáp và tuyến cận giáp
  • Đảo tụy

Xem chi tiết: Vai trò và tác dụng sinh lý của các hormone này tại đây

Sự tăng hoặc giảm quá mức của bất kì loại hormone nào trong cơ thể đều có thể gây ra rối loạn nội tiết. Tuy nhiên, khi nói đến sự mất cân bằng nội tiết ở nữ giới, người ta thường nghĩ tới estrogenprogesterone vì hai hormone sinh dục này có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất với phụ nữ.

Hàm lượng nồng độ estrogen (nội tiết tố) của phụ nữ thường dao động từ 50 – 400pg/ml. Nếu nồng độ estrogen dưới 100pg/ml là bị rối loạn nội tiết tố nữ và cần cân bằng nội tiết tố nữ.

Các triệu chứng rối loạn nội tiết phổ biến nhất

AD

Các triệu chứng rối loạn nội tiết tố rất đa dạng, nó phụ thuộc vào các tuyến nội tiết và hormone bị ảnh hưởng. Vậy nên, không phải mọi phụ nữ đều có những biểu hiện giống nhau khi bị rối loạn nội tiết tố.

Khi bị rối loạn nội tiết, phụ nữ có thể gặp phải một hoặc nhiều biểu hiện sau:

  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Tăng cân hoặc giảm cân
  • Đổ mồ hôi thường xuyên
  • Rối loạn giấc ngủ (thường là khó ngủ)
  • Đau đầu
  • Vấn đề về làn da (chủ yếu là da khô, nổi mụn hoặc nám)
  • Xương giòn, yếu xương (bệnh loãng xương)
  • Thay đổi về huyết áp
  • Thay đổi về nhịp tim
  • Hay mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, phiền muộn
  • Đãng trí, hay quên, thiếu tập trung
  • Nhạy cảm với nhiệt độ
  • Thay đổi khẩu vị
  • Rối loạn đại – tiểu tiện (chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, tiểu tiện thường xuyên,…)
  • Tóc thưa mỏng, dễ gãy rụng
  • Mọc nhiều lông trên cơ thể, nhất là lông mặt hay ria mép
  • Khô – teo âm đạo
  • Bốc hỏa
  • Suy giảm ham muốn tình dục

*** Nếu bạn bị rối loạn nội tiết tố, bạn có thể gặp phải một trong những dấu hiệu như được mô tả ở trên hoặc một dấu hiệu hiếm gặp khác chưa được liệt kê. Vì thế, điều quan trọng là khi nhận thấy bất thường bạn cần đi khám để được xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu kết hợp với các chẩn đoán hình ảnh, giúp xác định rõ tình trạng rối loạn nội tiết tố của mình là do loại hormone nào và mức độ ảnh hưởng ra sao, để tìm hướng điều trị phù hợp.

Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố

Nguyên nhân sinh lý

Phụ nữ sẽ có thể bị rối loạn nội tiết tố vào những thời điểm đặc biệt trong cuộc đời, đó là:

  • Tuổi dậy thì
  • Mang thai và cho con bú
  • Tiền mãn kinh và mãn kinh

Sự mất cân bằng nội tiết tố này tuân theo quy luật tự nhiên, vì vậy nó sẽ chấm dứt khi những giai đoạn này qua đi.

Nguyên nhân bệnh lý

Mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể xảy ra khi các tuyến nội tiết không hoạt động đúng. Sau đây là những nguyên nhân chính gây rối loạn chức năng các tuyến nội tiết, cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố:

Rối loạn tâm lý: Nếu căng thẳng xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống của bạn thì nó chính là một trong những lý do gây rối loạn nội tiết tố. Đó là bởi căng thẳng tác động đến vùng dưới đồi khiến cortisol sẽ tiết ra mạnh mẽ hơn. Điều này buộc cơ thể phải bù đắp lại bằng lượng progesterol có sẵn, khi đó sự mất cân bằng hormone xảy ra vì progesterol giảm xuống và estrogen sẽ thống trị.

Chế độ ngủ nghỉ, không hợp lý: Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc sẽ dẫn đến tình trạng hormone trong cơ thể bị mất cân bằng bao gồm estrogen và progesterone.

Lao động nặng nhọc hay rèn luyện thể chất quá sức: Rối loạn nội tiết tố hay xảy ra ở những vận động viên thể thao, vì họ thường phải tập luyện với một cường độ khắt khe. Khi cơ thể bị vắt kiệt sức lực, thiếu hụt protein và chất béo sẽ tác động đến quá trình tổng hợp estrogen bình thường trong cơ thể, chính vì thế biểu hiện điển hình của những người bị rối loạn nội tiết do vận động quá sức là bị mất kinh, ít kinh nguyệt.

Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, rối loạn ăn uống:  Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên tiêu thụ chất béo, đường và muối là nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể, gây mất cân bằng hormone. Ngoài ra, những người ăn kiêng quá đà, chán ăn cũng có thể bị rối loạn nội tiết tố do cơ thể bị thiếu chất, ảnh hưởng tới sự tổng hợp hormone.

Thừa cân: Những chị em có chỉ số khối cơ thể quá cao sẽ khiến lượng hormone cortisol và insulin trong cơ thể tăng cao dẫn tới rối loạn hormone.

AD

Sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai thường có chứa một lượng nhỏ hormone estrogen và hormone proestin. Khi lượng hormone này đi vào đường máu nó sẽ khiến nội tiết tố mất cân bằng, biểu hiện ra ngoài là các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, mụn trứng cá, mệt mỏi.

Tác dụng phụ của những loại thuốc khác: kháng sinh, hóa – xạ trị, thuốc chữa rối loạn tâm thần…

Can thiệp một số thủ thuật vào âm đạo – tử cung – buồng trứng: đặt vòng, nạo phá thai, cắt bỏ tử cung, buồng trứng….

Tiếp xúc với hóa chất độc hại từ môi trường: Tiếp xúc với độc tố, chất ô nhiễm và hóa chất gây rối loạn nội tiết, bao gồm thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm kém chất lượng

Các nguyên nhân bệnh lý: 

  • Bệnh suy giáp hoặc cường giáp
  • Thiếu hormone tuyến cận giáp
  • Dậy thì sớm
  • Khối u tuyến yên
  • Khối u buồng trứng (buồng trứng đa nang hoặc u nang buồng trứng)
  • Suy buồng trứng nguyên phát (POI)
  • Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (nồng độ cortisol thấp)
  • Các bệnh ung thư liên quan tới tuyến nội tiết
  • Bệnh bướu cổ (do thiếu iot)
  • Viêm tụy di truyền
  • Tiểu đường
  • Tăng (sản xuất quá mức glucagon) hoặc hạ đường huyết (sản xuất nhiều insulin hơn glucose trong máu)
  • Hội chứng Turner (nữ chỉ có một nhiễm sắc thể X hoạt động)
  • Hội chứng Prader-Willi
  • Hội chứng Cushing (nồng độ hormone cortisol cao) – hiếm gặp
  • Bệnh Addison (nồng độ cortisol và aldosterone thấp)

Rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống của phụ nữ

Sự thiếu hụt hoặc dư thừa dù chỉ là một lượng rất nhỏ hormone cũng đủ để gây ra các vấn đề rắc rối với cơ thể phụ nữ. Những ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố cũng chính là những triệu chứng mà họ phải đối mặt.

Rối loạn nội tiết không chỉ tác động đến tâm lý, sắc đẹp của phái nữ, mà còn đe dọa khả năng làm mẹ của họ. Rối loạn nội tiết dẫn tới rối loạn quá trình rụng trứng. Không những vậy, sự suy giảm ham muốn tình dục cũng ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình thụ thai.

Về lâu dài, rối loạn nội tiết có thể gây ra nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…làm tăng nguy cơ ung thư.

Điều trị rối loạn nội tiết tố

Điều trị từ nguyên nhân bệnh lý

Các phương pháp điều trị rối loạn nội tiết tố phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, hai phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật hoặc dùng thuốc.

Cũng có một số bệnh rối loạn nội tiết liên quan tới yếu tố bẩm sinh thì không thể chữa khỏi triệt để được, chẳng hạn như là hội chứng Turner, hội chứng Cushing, hội chứng Pradel -willi

Với những người bị rối loạn nội tiết do các khối u bất thường trong cơ thể, như là u vú, u tuyến yên, u nang buồng trứng, u xơ tử cung thì cần phải can thiệp phẫu thuật để điều trị. Nếu khối u ung thư hóa thì sau khi mổ, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục điều trị bằng các phương pháp khác như là hóa trị, xạ trị.

Một số tình trạng liên quan tới rối loạn nội tiết có thể chữa được khi điều trị nội khoa, đó là sử dụng các loại thuốc để cân bằng hormone, bao gồm:

1/ Thuốc kiểm soát nội tiết tố hoặc các phương pháp kiểm soát sinh sản: Sử dụng thuốc ngừa thai hằng ngày (thường dùng cho bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt, u nang, u xơ), ngoài ra có thể điều trị rối loạn nội tiết bằng các phương pháp như tiêm thuốc, đặt vòng, vòng âm đạo…

AD

2/ Liệu pháp thay thế hormone HRT: Biện pháp chữa trị này thường áp dụng cho những bệnh nhân bị mất cân bằng nội tiết do mãn kinh sớm, suy buồng trứng, rối loạn chức năng tuyến giáp. Biện pháp này sẽ giúp bệnh nhân khắc phục các triệu chứng khó chịu của bệnh như là đổ mồ hôi nhiều, bốc hỏa, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt. Thuốc điều trị bao gồm estrogen và progesterone , ở nhiều dạng khác nhau như là miếng dán da, kem bôi, viên uống…

3/ Thuốc estrogen đường âm đạo: Nồng độ estrogen bị thay đổi do âm đạo bị khô, vì vậy bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng kem bôi trực tiếp có chứa estrogen lên các mô âm đạo để giảm khô.

4/ Thuốc Clomiphene và Letrozole: Các loại thuốc này sẽ giúp kích thích rụng trứng dành cho những người mắc hội buồng trứng đa nang hay vô sinh để tăng cơ hội thụ thai. Ngoài ra, những người bị rối loạn nội tiết do hội chứng buồng trứng đa nang sẽ cần sử dụng thêm thuốc chống androgen để ngăn chặn các triệu chứng mang đặc điểm sinh học ở nam giới phát triển trên cơ thể nữ giới như là rậm lông, tóc, da nhờn, mọc nhiều mụn trứng cá.

5/ Thuốc (Metformin) hoặc tiêm insulin: Để điều trị cho bệnh nhân rối loạn nội tiết do tiểu đường.

Cân bằng nội tiết tố bằng cách cải thiện những thói quen lành mạnh

Rối loạn nội tiết ở mức độ nhẹ, chủ yếu do lối sống thì có thể điều trị tại nhà bằng cách thực hiện những thói quen lành mạnh, như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất.
  • Rèn luyện thể thao thường xuyên với các bài tập vừa sức.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Học cách giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan, loại bỏ căng thẳng và những suy nghĩ tiêu cực.
  • Thận trong khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, nên tham khảo chỉ dẫn từ bác sĩ, dược sĩ trước khi điều trị bệnh bằng thuốc.
  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.
AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×