AD

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh – khắc phục thế nào?

AD

Chắc hẳn mọi phụ nữ ai ai cũng mong muốn có được chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, vì nó phản ánh chức năng sinh lý khỏe mạnh bình thường. Nhưng một khi bước vào tuổi trung niên – ngưỡng cửa của giai đoạn tiền mãn kinh, không ít chị em gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, dẫn đến nhiều ảnh hưởng về tâm sinh lý và cả hạnh phúc vợ chồng.

Vậy, làm sao để khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi tiền mãn kinh? Các chị em hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở giai đoạn tiền mãn kinh

Một chu kỳ kinh nguyệt (một vòng kinh) được quy ước kéo dài từ ngày đầu thấy kinh của chu kỳ trước đến ngày đầu thấy kinh của chu kỳ sau. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường dao động từ 21 đến 35 ngày, nhưng phổ biến nhất là từ 28 đến 32 ngày.

Ở phụ nữ mãn kinh, sự bất ổn về thời gian của một vòng kinh hay lượng máu kinh tiết ra trong chu kỳ được coi là rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể là:

  • Chu kỳ kinh quá dài (kinh thưa) >35 ngày
  • Chu kỳ kinh quá ngắn (kinh mau) <22 ngày
  • Máu kinh ra quá nhiều (băng kinh) > 80ml/kỳ,
  • Máu kinh ra quá ít <30ml
  • Số ngày hành kinh dài  (rong kinh) > 7 ngày
  • Số ngày hành kinh ngắn (thiểu kinh) <2 ngày
  • Chảy máu bất thường giữa chu kỳ
  • Màu máu thay đổi (đen hoặc hồng, thể lỏng như nước hay có lẫn máu đông)
  • Các triệu chứng khác: đau bụng kinh dữ dội (thống kinh), tụt huyết áp, táo bón, căng thẳng…

Tại sao phụ nữ hay bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh?

AD

Hệ trục não bộ tuyến yên – buồng trứng là hệ trục thần kinh – nội tiết có tính quyết định đến sự cân bằng của chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, phụ nữ ở độ tuổi sau 45 trở đi thì trục nội tiết từ vùng dưới đồi đến tuyến yên – buồng trứng bắt đầu suy thoái. Khi cán cân nội tiết mất thăng bằng thì chu kì kinh nguyệt cũng sẽ thay đổi theo.

Ngoài ra, những tác nhân bên ngoài cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Ví dụ thay đổi khí hậu, điều kiện làm việc, stress, chế độ ăn uống kém lành mạnh đều có thể làm xáo trộn nội tiết và khiến kinh nguyệt trở nên bất ổn.

Ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt tới phụ nữ tiền mãn kinh

Thứ nhất, rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe

Thực chất, ở độ tuổi này mọi vấn đề về sức khỏe đều bắt đầu đi xuống và cội nguồn của nó là do nội tiết tố suy giảm. Phụ nữ không chỉ đối mặt với tình trạng kinh nguyệt không đều mà còn gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu khác như là: khó ngủ, bốc hỏa ban đêm, lão hóa da, xương khớp suy yếu, béo phì, sức đề kháng giảm nên, hay ốm đau, bệnh tật.

Rối loạn kinh nguyệt có thể khiến cho kỳ kinh kéo dài hơn, lượng máu tiết ra nhiều. Chính vì lẽ đó, nếu không quan tâm vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ, các chị em sẽ dễ mắc phải những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như là: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu…

Thứ hai, rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng tới tâm lý

Nội tiết tố thay đổi là điều kiện tác động trực tiếp tới tâm lý của phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. Hơn nữa, những vấn đề trục trặc về sức khỏe nói trên kéo tới hàng loạt càng làm cho nhiều người thêm lo lắng và bất an, gây ra cáu bẳn, stress.

Thứ ba, rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình

Từ 45 trở đi phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lượng hormone estrogen giảm mạnh, vì thế dịch nhầy ở âm đạo và cổ tử cung tiết ra hạn chế, niêm mạc âm đạo teo mỏng. Chính điều này đã khiến cho các chị em hay bị đau rát khi quan hệ vợ chồng, ham muốn tình dục suy giảm, không đạt được cực khoái nên trốn tránh nghĩa vụ với chồng. Đời sống tình dục trong hôn nhân không còn hòa hợp sẽ dẫn tới nhiều mâu thuẫn, nền tảng gia đình lung lay.

Nên làm gì để khắc phục rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh?

Một chu kỳ kinh nguyệt ổn định, tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là mong ước của rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là những phụ nữ ở tuổi trung niên. Xuất phát từ những mong muốn này, nên khi bản thân bị rối loạn kinh nguyệt, các chị em rất lo lắng và luôn muốn tìm cách gỡ rối.

Do đó, để khắc phục những bất ổn về kinh nguyệt ở thời kì tiền mãn kinh, các chị em nên lưu tâm đến những vấn đề sau đây:

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngăn ngừa béo phì

Theo các nghiên cứu khoa học, thì béo phì có liên quan đến hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Bởi ở những người có thể trạng thừa cân, lượng mỡ trong cơ thể quá nhiều, mức độ của một hoạt tính trong tế bào giàu chất mỡ cao quá mức bình thường. Khi đó hormone testosterone được chuyển hoá từ estrogen trong cơ thể cao gấp 3 – 6 lần so với người bình thường. Testosterone này không hoạt động có tính chất chu kỳ như testosterone do buồng trứng tiết ra, do đó không thể giải phóng một lượng lớn LH và FSH ở tuyến yên. Chu kỳ rụng trứng trở nên rối loạn có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn khiến kinh nguyệt xuất hiện bất thường.

AD

Vậy nên, việc giữ một cân nặng vừa phải bằng việc cân bằng chế độ dinh dưỡng là điều rất quan trọng để có kinh nguyệt đều đặn và ngăn ngừa những triệu chứng của tiền mãn kinh:

Gợi ý:

  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị nhất là đường và muối.
  • Chế biến món ăn thanh đạm, tối giảm gia vị, dầu mỡ, để dạ dày dễ tiêu hóa, ngăn chặn tích lũy mỡ trắng.
  • Đừng cố ăn hết những thức ăn còn dư thừa trong bữa, nên ăn no vừa phải.
  • Nên ăn thịt từ gia cầm, trứng, thay vì thịt đỏ, hạn chế ăn nội tạng động vật
  • Ăn nhiều những loại rau có lá xanh đậm hay hải sản vì có nhiều canxi, giúp đề phòng loãng xương.
  • Nên ăn nhiều hơn những loại trái cây có màu đỏ, màu cam để để cung cấp thêm vitamin A, ăn các loại trái cây có vị chua để cấp vitamin C, ăn nhiều giá đỗ, đậu xanh để cung cấp vitamin E. 3 loại vitamin này có tác dụng triệt tiêu gốc tự do trong cơ thể – nguyên nhân gây ra lão hóa, giúp hạn chế các vấn đề về da.

Tập luyện thể thao thường xuyên

Khối xương của phụ nữ mất đi rất nhanh chóng khi bước vào độ tuổi trung niên. Từ tuổi 35 trở đi mỗi năm chúng ta mất đi 3% xương.

Nếu tập luyện luyện thường xuyên thì khối xương mất đi ít, ngược lại nếu như lười vận động thì khối xương mất đi rất nhanh, cơ thể rơi vào tình trạng trì trệ, chậm chạp, loãng xương, béo phì…khiến cho nội tiết tố trở nên bất ổn và ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.

Do đó, tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng, đều đặn là phương pháp tự nhiên rất hiệu quả để cân bằng nội tiết tố. Tập luyện không những giúp cho phụ nữ có cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai mà còn giảm viêm, hỗ trợ giấc ngủ và điều chỉnh sự thèm ăn.

Sở dĩ, tập thể dục thường xuyên có thể giúp điều hòa nội tiết tố là vì hoạt động thể chất giúp cơ thể sản sinh testosterone, endorphins,…Các hormone này được sử dụng để tăng cường miễn dịch, đào thải glucose để bảo vệ cơ thể khỏi rối loạn tâm lý tuổi trung niên, ngăn ngừa béo phì. Không những vậy, tập luyện thể dục nhẹ nhàng giúp phụ nữ tránh khỏi hiện tượng cục máu đông, máu đen khi đến ngày hành kinh.

Gợi ý:

  • Các chị em nên tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày
  • Thời gian tập luyện lý tưởng là vào buổi sáng trước 7h
  • Không tập thể dục quá muộn vào buổi tối có thể gây mất ngủ
  • Lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa phải như: đi bộ, xe đạp, thể dục dưỡng sinh, yoga…
  • Tránh tập luyện với cường độ cao hoặc tham gia các môn thể thao quá sức

Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng

Stress tác động trực tiếp tới hệ trục não bộ tuyến yên – buồng trứng, ức chế quá trình rụng trứng khiến nhiều chị em bị trễ kinh, mất kinh, kinh nguyệt ít. Vì thế cần điều chỉnh lối sống khoa học để giữ cho tâm lý thoải mái.

Gợi ý:

Nên cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh thức khuya, làm việc quá nhiều.

AD

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để không làm rối loạn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, không sử dụng chất kích thích.

Nếu gặp khó khăn trong chuyện chăn gối, chị em có thể chọn lựa những loại gel bôi trơn phù hợp giúp cho “chuyện ấy” dễ dàng hơn.

Các chị em nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm để bảo vệ bản thân. Đặc biệt khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường thì cần phải đi khám càng sớm càng tốt, không được không chủ quan bỏ qua nhất là bệnh về đường sinh dục, bệnh phụ khoa.

Gia đình hạnh phúc là điều kiện củng cố vững chắc giúp tinh thần phụ nữ luôn vui tươi, thoải mái mỗi ngày. Vì thế đừng để bản thân vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh một mình, hãy học cách chia sẽ những lo lắng của mình với người thân, gia đình, bạn bè nhất là người chồng để được đồng cảm, thấu hiểu.

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×