AD

Uống kháng sinh có thể khiến kinh nguyệt rối loạn – bạn biết chưa?

AD

Sau thời gian uống thuốc, nhiều người nhận thấy triệu chứng chuột rút và sưng, đau ngực nghiêm trọng hơn so với những chu kỳ trước. Đồng thời, vòng kinh cũng bị thay đổi, một số người thấy kinh nguyệt đến sớm hơn, trong khi một số khác lại thấy chậm hơn so với dự kiến.

Hiện nay, có rất ít bằng chứng khoa học giải thích chính xác lý do tại sao điều này xảy ra. Nhưng các nhà khoa học đều thừa nhận rằng, có một mối liên hệ nhất định giữa cách mà gan và ruột chuyển hóa các thành phần trong thuốc kháng sinh gây rối loạn hormone trong cơ thể, mặc dù họ chưa xác định được “tín hiệu” chính xác quá trình này thực sự hoạt động như thế nào.

Sau đây là những thông tin được Benhuxo.vn tổng hợp về vấn đề này, nó sẽ phần nào giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về ảnh hưởng của kháng sinh đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tác động của thuốc kháng sinh đến gan và hormone nữ giới

Thuốc kháng sinh có thể bắt chước estrogen tự nhiên trong cơ thể nữ giới

Một số loại kháng sinh có thể hoạt động như xenoestrogen – một dạng estrogen tổng hợp – bắt chước estrogen tự nhiên trong cơ thể nữ giới. Vì vậy, nó hoàn toàn có thể khiến cho mức độ hormone tăng đột biến và gây ảnh hưởng tới sự rụng trứng cũng như chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Thuốc kháng sinh làm chậm tốc độ chuyển hóa của gan

Khi thuốc đi vào cơ thể, nó sẽ được hấp thu qua hệ tuần hoàn và đi vào máu để giải phóng các hoạt chất điều trị bệnh. Sau đó, thuốc sẽ được chuyển hóa để làm giảm hoặc mất tác dụng, trước khi đào thải ra ngoài (tuy nhiên có một số ít loại thuốc thì sau khi chuyển hóa ở gan mới có tác dụng chữa bệnh). Quá trình chuyển hóa của thuốc chủ yếu diễn ra ở gan, mặc dù có một số cơ quan khác cũng thực hiện nhiệm vụ này như là phổi, thận, não, niêm mạc ruột…

Tại gan, thuốc sẽ được chuyển hóa bởi tác dụng của các enzyme chuyển hóa, để tạo thành những chất chuyển hóa có tính phân cực, có thể dễ dàng hòa tan trong mật và nước tiểu để bài tiết ra ngoài.

AD

Kết quả của giai đoạn chuyển hóa này là phần lớn các thuốc bị giảm hoạt tính, một số khác thì tăng hoạt tính hoặc vẫn giữ được hoạt tính, một số tiền chất không hoạt tính thì chuyển sang dạng có hoạt tính, một số trở thành chất chuyển hóa có chứa độc tính…

Quá trình chuyển hóa ở gan bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như là tuổi tác, bệnh lý nền, tốc độ chuyển hóa của gan hay bản thân loại thuốc đó.

Một số loại thuốc kháng sinh có chứa các thành phần (như là chloramphenicol, cimetidin, quinine ) có thể ức chế enzyme chuyển hóa ở gan làm cho tốc độ chuyển hóa trở nên chậm hơn. Hoặc đơn giản, vấn đề ăn uống cũng có thể ảnh hưởng tới chức năng của gan (ví dụ như uống nước ép bưởi sát thời gian dùng thuốc). Cho nên, người ta thường khuyến cáo rằng người bệnh không nên uống loại nước trái cây này khi đang điều trị bằng các loại thuốc huyết áp nhóm đối kháng canxi hay thuốc giảm cholesterone nhóm statin.

Như đã nói ở trên, một vài loại thuốc kháng sinh có thể hoạt động tương tự như một dạng estrogen tổng hợp, nó sẽ làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Vì vậy, gan phải thực hiện công việc đào thải lượng estrogen dư thừa này ra khỏi cơ thể. Thế nhưng, kháng sinh có thể làm giảm tốc độ chuyển hóa ở gan, do đó, việc phá vỡ các xenoestrogen này kém hiệu quả hơn.

Lượng hormone dư thừa bị giữ lại trong cơ thể khiến cho nồng độ estrogen tổng thể cao hơn, dẫn đến sự thống trị estrogen. Kết quả là, tác dụng của lượng hormone này với cơ thể sẽ mạnh hơn. Khi nó xâm nhập vào máu, nó sẽ làm rối loạn thời gian rụng trứng tại buồng trứng và gây ra một loạt những biểu hiện khó chịu khác liên quan tới rối loạn kinh nguyệt.

Ảnh hưởng của kháng sinh đến đường ruột và sự thay đổi hormone

Mặc dù nghiên cứu hiện tại về tác động của kháng sinh đối với hormone còn khá khiêm tốn và chưa có kết luận chính xác, nhưng người ta cũng đã xem xét đến sự ảnh hưởng của thuốc với hệ vi sinh đường ruột và cách nó làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Ở phần trên, chúng ta đã biết rằng gan là “nhà máy chính” để chuyển hóa các loại thuốc, nhưng một số cơ quan khác cũng thực hiện công việc này, trong đó có đường ruột. Tại đây, có một nhóm lợi khuẩn được gọi là  “estrobolome” – chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc phá vỡ xenoestrogen. Trong khi một nhóm vi khuẩn khác gọi là “beta-glucuronidase” – có khả năng đưa exnoestrogen chưa bị phá vỡ bởi gan trở lại trạng thái kích hoạt ban đầu.

Thuốc kháng sinh có thể phá vỡ sự cân bằng của cả hai nhóm vi khuẩn này, nghĩa là nó làm giảm số lượng nhóm vi khuẩn gây hại nhưng cũng tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, đôi khi nó còn khuyến khích sự phát triển quá mức của hại khuẩn. Vì thế, quá trình bổ sung những vi khuẩn có lợi sẽ cần thêm nhiều thời gian, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xử lý lượng xenoestrogen dư thừa tại đây. Nhóm vi khuẩn gây hại sẽ có thêm cơ hội để thúc đẩy sự tái hấp thu estrogen, cho phép estrogen tái hoạt động trở lại và đi vào hệ tuần hoàn của bạn (dẫn đến nồng độ estrogen hoạt hóa mạnh trong máu cao hơn) một lần nữa và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực với chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng các loại kháng sinh cũng có thể tác động đến hệ vi sinh tại âm đạo. Nó thường gây ra sự xáo trộn với số lượng vi khuẩn tại đây, là nguyên nhân của sự phát triển quá mức của nấm men, gây ra viêm nhiễm.

Thuốc kháng sinh dường như không ảnh hưởng lâu dài tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn

Do thiếu nghiên cứu thực thế và bằng chứng khoa học về tác động của các loại kháng sinh đến sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, nên một số chuyên gia ý tế cho rằng thuốc kháng sinh không phải là lý do lớn gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.

Bác sĩ Venkat của Phòng khám Sinh sản Harley Street nói rằng thông thường kháng sinh chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa hai tuần, nên chúng không có bất kỳ ảnh hưởng lớn nào đến sự đều đặn hoặc mức độ chảy máu ở các chu kỳ kinh nguyệt sau đó, trừ chu kỳ hiện tại. Ông cũng nói rằng còn một giả thuyết khác có thể xảy ra đó là kháng sinh làm cho gan xử lý estrogen dư thừa quá nhanh, dẫn đến việc thiếu estrogen trong cơ thể.

AD

Sự giảm estrogen này ức chế hiện tượng rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt đó, vì vậy phụ nữ có thể hành kinh muộn hơn thường lệ. Tuy nhiên, chức năng của gan không bị rối loạn trong thời gian dài, tác dụng của thuốc sẽ sớm mất đi. Do đó, sự bất thường của kinh nguyệt dường như không kéo dài qua các chu kỳ sau đó, trừ khi bạn đang dùng kháng sinh dài hạn.

Theo như bác sĩ Venkat cho biết, tác động của kháng sinh đối với các vi khuẩn đường ruột trong quá trình xử lý estrogen là ít đáng kể, gan là cơ quan có tác động lớn nhất đến quá trình lọc bỏ estrogen,

Hệ vi sinh đường ruột có thể được hồi phục ngay sau khi người bệnh hoàn thành điều trị một đợt kháng sinh và bồi đắp nhanh chóng bằng chế độ ăn uống. Tình trạng loạn khuẩn đường ruột có thể tác động ở thời gian đầu, gây kinh nguyệt không đều ở mức độ nhẹ, nhưng nó cũng sẽ chấm dứt nhanh chóng.

Hiện nay, loại kháng sinh duy nhất được chứng minh là có thể can thiệp vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là rifampin – một loại thuốc để điều trị bệnh lao.

Kháng sinh có thể là một yếu tố ảnh hưởng, nhưng bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cho biết, sự bất ổn về kinh nguyệt của bạn có liên quan nhiều hớn tới sức đề kháng của bạn khi bạn ốm hoặc tình trạng căng thẳng và những yếu tố khác liên quan đến lối sống như là thiếu ngủ, ăn uống không lành mạnh, tập thể dục quá sức. (Xem đầy đủ về các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới).


Nguồn:

https://thefemedic.com/menstruation/im-taking-antibiotics-could-this-affect-my-period/

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×