AD

Nang buồng trứng là gì? Mọi điều cần biết về nang buồng trứng

AD

“Nang trứng” hay “nang buồng trứng” là thuật ngữ mà nhiều người nhầm lẫn với bệnh lý “u nang buồng trứng”. Vậy thực chất nang trứng là gì, nó có mối liên hệ thế nào với u nang buồng trứng? Để tìm hiểu rõ ràng hơn, bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau.

Nang trứng là gì?

Nang trứng là một tế bào hình cầu, lớn nhất trong cơ thể, kích thước tương tự một hạt kê. Nang trứng chứa phôi – giao tử cái bên trong. Mỗi tháng sẽ có một nang trứng phát triển trội lên và vỡ ra khiến cho tế bào trứng chảy vào ống dẫn trứng để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh. Nang trứng chưa trưởng thành gọi là nang trứng sơ cấp.

Ở giai đoạn bào thai, vào tuần thai 18 – 22, buồng trứng của thai nhi nữ tạo ra khoảng 7.000.000 tế bào trứng sơ cấp. Khi mới chào đời, số trứng sẽ giảm còn khoảng 700.000 – 2.000.000 nang trứng. Số lượng trứng sẽ giảm dần qua thời gian. Nữ giới ở tuổi dậy thì – bắt đầu có khả năng sinh sản thì hai bên buồng trứng có khoảng 300.000 – 400.000 tế bào trứng sơ cấp. Trên thực tế, chỉ có khoảng 1/1000 (400 – 500 trứng) số nang trứng này đủ điều kiện để thụ tinh, thực hiện chức năng sinh sản. Phần còn lại hầu như sẽ thoái triển và bị đào thải dần trong suốt cuộc đời.

Đến giai đoạn mãn kinh, buồng trứng chỉ còn chưa đầy 1000 tế bào trứng sơ cấp – số lượng nang này không đủ điều kiện để đáp ứng với các tín hiệu nội tiết từ tuyến yên, nên không còn khả năng sinh sản.

Trong một buồng trứng sẽ tồn tại các nang trứng với nhiều mức độ phát triển khác nhau, quá trình này luôn diễn ra liên tục và xen kẽ. Ở mỗi giai đoạn phát triển, nang trứng sẽ có những đặc điểm cấu trúc và hình dạng riêng biệt. Tuy vậy, chúng đều có cấu trúc chung bao gồm các thành tố:

  • Tế bào vỏ ngoài
  • Tế bào vỏ trong
  • Hệ thống lưới mao mạch
  • Màng đáy
  • Các lớp tế bào hạt
  • Khoang chứa dịch nang
  • Noãn (nhân) hay còn gọi là trứng có chứa vật chất di truyền
  • Các tế bào hạt bao quanh noãn

Quá trình phát triển của nang trứng

AD

Quá trình trưởng thành của một nang trứng kéo dài khoảng hơn 120 ngày kể từ khi là một nang trứng nguyên bào cho tới khi rụng khỏi buồng trứng

Nang trứng phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ nang noãn nguyên bào, nang noãn nguyên thủy, đến nang sơ cấp, rồi nang thứ cấp, nang có hốc, cuối cùng trở thành một nang tiền rụng trứng.

Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, sẽ có khoảng 20 nang trứng nguyên thủy (với kích thước chỉ 3-5mm) được huy động để phát triển.

Đến ngày thứ 7 của chu kỳ kinh nguyệt, sự chọn lọc các nang trứng sẽ diễn ra. Một nang trứng vượt trội hơn hẳn sẽ được chọn và phát triển thành nang trưởng thành (lúc này kích thước của nó vào khoảng 5,5-8mm). Nang trứng được chọn lọc sẽ được bảo vệ vào bao bọc trong các tế bào sinh dưỡng – nơi nuôi nang trứng trưởng thành. Những nang còn lại không đủ khả năng sinh trưởng, phát triển, sẽ dần thoái hóa do tác động của các chất cận tiết và nội tiết (bao gồm: TNF (tumor necrosis factor alpha), Fas ligand, TRAIL (TNF-related apoptosis-inducing ligand), APO-3 ligand, PFG-5 ligand).

Vào các ngày từ mùng 8-10 của chu kỳ kinh nguyệt, nang trứng vượt trội đã được chọn lọc sẽ tiếp tục lớn lên và đạt kích thước khoảng 10 – 13mm. Sau đó, cứ mỗi ngày, nang trứng này sẽ phát triển thêm 2mm. Cho tới ngày thứ 14 của chu kỳ, nang trứng đạt đến độ trưởng thành và có kích thước 20 – 28mm. Sở dĩ , ở cuối giai đoạn tăng trưởng kích thước của nang trứng trội phát triển nhanh hơn là do nồng độ hormone estrogen tăng cao tác động đến hormone tuyến yên khiến LH (Hormone Luteinizing) được tiết ra nhiều hơn. Chính đỉnh LH đã làm cho nang noãn phát triển nhanh đạt đến độ “chín”.

Nhất là trong 36 tiếng trước khi tế bào trứng được phóng thích thì lượng hormone FSH và LH sẽ tăng cao đột ngột. Với sự ảnh hưởng của 2 hormone nội tiết này, nang trứng căng phồng lên trong khi lớp vỏ ngoài nang lại mỏng, vì vậy nang sẽ tách ra khỏi “lớp áo” bên ngoài và đi vào vòi trứng, chuẩn bị cho sự thụ tinh. Nếu trứng kết hợp với tinh trùng thành công thì phụ nữ sẽ mang thai, ngược lại trứng không được thụ tinh sẽ thoái triển, thời kỳ hành kinh sẽ đến.

Rối loạn phóng noãn khiến trứng không thể rụng đúng kỳ

Thời gian rụng trứng không giống nhau ở mọi phụ nữ, nó cũng hoàn toàn có thể thay đổi qua các chu kỳ khác nhau với một người phụ nữ.

Rối loạn phóng noãn là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ khó thụ thai. Đó là bởi rối loạn phóng noãn khiến cho trứng không rụng đúng chu kỳ, có thể rụng sớm hoặc muộn hơn thường lệ.

Biểu hiện ra ngoài của những phụ nữ bị rối loạn phóng noãn là hiện tượng kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh đến sớm hoặc muộn, thậm chí là tắc kinh, vô kinh (vài tháng mới rụng trứng một lần).

Nguyên nhân của rối loạn phóng noãn là do hormone nội tiết mất cân bằng khiến hoạt động của buồng trứng bị rối loạn theo.

Những bệnh lý điển hình của rối loạn phóng noãn đó là: hội chứng buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, suy buồng trứng sớm, u xơ tử cung, phụ nữ, phụ nữ đã từng thực hiện các thủ thuật nạo phá thai, đặt vòng…

U nang buồng trứng là gì? Có nguy hiểm không?

AD

U nang buồng trứng vốn là khối tích tụ chất lỏng hình thành bên trên hoặc trong buồng trứng.

Đa phần u nang buồng trứng là loại u cơ năng lành tính, chứa nước và dịch bên trong. Tuy nhiên, cũng có một số loại u nang đặc biệt với kết cấu phức tạp, chứa các thành phần tế bào mầm của thai nhi (răng, tóc, móng tay, sụn, chất trắng…) được gọi là u quái hay u nang bì.

U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên buồng trứng. Kích thước của nó lớn hơn gấp nhiều lần so với “nang buồng trứng”. Cụ thể, một u nang có thể phát triển kích thước bằng một hạt đậu cho tới một quả dưa hấu.

Hầu hết u nang buồng trứng không gây nguy hiểm, đó là dạng u sinh lý (u nang cơ năng). Những khối u này có thể tự tiêu biến sau vài chu kỳ kinh nguyệt mà không cần điều trị

Tuy nhiên, nếu trong buồng trứng tồn tại u bệnh lý (u nang thực thể) thì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như là vỡ u nang, xoắn u nang, nhiễm khuẩn, u chèn ép nội tạng hoặc thậm chí là ung thư hóa, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.

Xem chi tiết: Các biến chứng nguy hiểm của u nang buồng trứng

Thông qua siêu âm phụ khoa, nếu phụ nữ phát hiện có u nang trong buồng trứng thì cần phải theo dõi định kỳ khoảng 3 tháng. Sau thời gian này, trường hợp khối u biến mất thì không cần phải lo lắng, vì đó là u cơ năng. Nhưng nếu khối vẫn tồn tại hoặc có xu hướng phát triển lớn hơn thì cần phải loại bỏ bằng phẫu thuật.

Đọc thêm: Điều trị u nang buồng trứng 42mm như thế nào?

Tuy nhiên ngay cả khi đã được bóc tách khỏi buồng trứng, u nang vẫn có nguy cơ tái phát trong tương lai.

Muốn chấm dứt sự “tái sinh” của u nang buồng trứng thì cần phải đảm bảo được 2 yếu tố đó là: Cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng tế bào U và ngăn chặn sự nhân lên của những tế bào này.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm có công dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa u nang buồng trứng. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả thì không phải sản phẩm nào cũng đáp ứng được.

AD

Vương Bảo Phụ chính là sản phẩm có thể mang lại tác động kép này. Với sự kết hợp từ bộ đôi thảo dược Náng hoa trắng – Thanh hao hoa vàng có tác dụng giảm kích thước khối U nang nhanh chóng. Các thành phần này có khả năng chặn tín hiệu nhân lên của tế bào U. Hoạt chất Lycorine trong Náng hoa trắng còn giúp cắt đứt mạch máu nuôi dưỡng tế bào U. Nhờ đó Vương Bảo Phụ ngăn chặn sự tồn tại và phát triển của khối U hiệu quả.

Vương Bảo phụ là sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa u nang buồng trứng được GS.TS.NGUT Vương Tiến Hòa – Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Phụ sản VN – Phó tổng biên tập Tạp chí Phụ sản – Bệnh viện Phụ sản Trung ương – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực U xơ tử cung, U nang buồng trứng khuyên dùng.

Để có kết quả tích cực, người bệnh nên áp dụng đủ liệu trình sử dụng từ 2-3 tháng giúp giảm kích thước khối U nang buồng trứng và cân bằng nội tiết tố. Chấm dứt các triệu chứng rong kinh, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều,…

Xem thêm chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Tìm mua sản phẩm gần nơi bạn sinh sống: TẠI ĐÂY

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×