AD

Quy trình mổ nội soi u nang buồng trứng thực hiện ra sao?

AD

Mổ nội soi cắt u nang buồng trứng là gì?

Mổ nội soi u nang buồng trứng là một phương pháp phẫu thuật hiện đại, xâm nhập tối thiểu. Ở Kỹ thuật này, bác sĩ sử dụng ống nội soi có gắn đèn sáng và camera để quan sát buồng trứng. Họ sẽ rạch 3 hoặc 4 lỗ nhỏ kích thước chỉ bằng khuyết áo để quan sát và cắt bỏ u nang buồng trứng qua các lỗ này.

Hiện nay, phẫu thuật nội soi đang dần thay thế cho nhiều ca phẫu thuật mổ hở truyền thống vì mang lại an toàn và hiệu quả cao hơn. Không những vậy, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, kỹ thuật mổ nội soi bằng robot ra đời là một bước tiến mới góp phần cải thiện độ linh hoạt cánh tay robot, giúp các bác sĩ thực hiện thao tác chính xác và kiểm soát tình hình tốt hơn.

Đối tượng được áp dụng mổ nội soi u nang buồng trứng

Việc lựa chọn phương pháp mổ u nang buồng trứng nào, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tính chất khối u của bệnh nhân. Sau đây là những trường hợp được chỉ định mổ nội soi để loại bỏ u nang buồng trứng:

  • Phụ nữ có u nang buồng trứng lành tính, không phải ung thư, khối u có kích thước nhỏ (thường là dưới 10cm).
  • U nang không quá dính
  • U nang nước nằm cạnh vòi trứng
  • Phụ nữ bị ung thư vú có chỉ định cắt buồng trứng
  • Phụ nữ bị viêm ứ vòi trứng

Đối tượng không được chỉ định phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng

Tuy rằng, phẫu thuật nội soi là một kỹ thuật điều trị hiện đại, ít xâm lấn và có tính an toàn cao, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được. Dưới đây là những trường hợp không được phép thực hiện phương pháp phẫu thuật này:

  • Phụ nữ có u nang buồng trứng dính nhiều, khối u quá lớn, u biến chứng vỡ hay xoắn hoặc ung thư.
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc bị chảy máu bất thường.
  • Phụ nữ mắc bệnh máu khó đông hay rối loạn đông máu.
  • Phụ nữ bị chấn thương sọ não, chấn thương có huyết động không ổn định, có nguy cơ bị tăng áp lực nội sọ.
  • Phụ nữ đang bị mắc bệnh nhiễm khuẩn máu hoặc viêm nhiễm.
  • Phụ nữ trải qua nhiều lần phẫu thuật phần phụ, thoát vị lớn ở thành bụng.

Các dụng cụ thường dùng trong 1 ca phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng

1/ Máy monitor phòng mổ: đó là một màn hình hiển thị hình ảnh giúp phẫu thuật viên quan sát được tình trạng bên trong phẫu trường (vùng cơ thể làm phẫu thuật) để thực hiện các thao tác mổ.

2/ Hệ thống Camera nội soi: hệ thống này gồm có camera – đầu thu CCD, đầu camera, ống kính soi và dây dẫn ánh sáng bằng sợi quang hoặc dung dịch lỏng. Hệ thống camera sẽ truyền tải tín hiệu hình ảnh từ phẫu trường sang màn hình monitor để bác sĩ quan sát.

AD

3/ Máy bơm khí CO2: máy này có chức năng bơm khí CO2 và duy trì áp lực khí bên trong ổ bụng luôn cân bằng để giữ sự ổn định không gian phẫu trường.

4/ Nguồn ánh sáng lạnh: chức năng của nguồn sáng là chiếu sáng phẫu trường qua dây dẫn sáng và nối vào ống kính soi theo kênh truyền sáng. Nguồn sáng lạnh giúp giữ an toàn cho các tạng trong ổ bụng, giữ được độ bền cho máy.

5/ Hệ thống hút rửa: hệ thống hút rửa có nhiệm vụ tưới và hút để làm sạch phẫu trường trong quá trình mổ nội soi.

6/ Máy cắt đốt: thực hiện nhiệm vụ kết nối với các dụng cụ phẫu thuật để cắt đốt đơn thuần, cắt đốt phối hợp hay cầm máu.

7/ Các dụng cụ phẫu thuật nội soi và thiết bị hỗ trợ khác: Trocart, móc đốt điện, kẹp phẫu thuật, dao điện, dao siêu âm, clip, dụng cụ ghim cắt nội soi…

Quy trình mổ nội soi u nang buồng trứng

Bước 1

Để xét xem bệnh nhân có đủ điều kiện thực hiện mổ nội soi u nang buồng trứng hay không, thì bệnh nhân đó cần được làm các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể. Nếu bệnh nhân không thuộc các trường hợp chống chỉ định mổ nội soi (đã nêu ở phần 2.1) thì được phép thực hiện mổ nội soi.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn thêm về bệnh, kỹ thuật mổ cũng như những nguy cơ có thể xảy ra trong và sau khi mổ.

Bước 2

– Chuẩn bị đầy đủ phương tiện và dụng cụ cho ca mổ

–  Bệnh nhân sẽ được vệ sinh thụt tháo trước khi mổ 2 tiếng đồng hồ. Sau đó là sát khuẩn vùng bụng, trải khăn vô khuẩn và gây mê nội khí quản trước khi tiến hành phẫu thuật.

Bước 3

–  Bác sĩ phẫu thuật chính sẽ tạo một đường rạch nhỏ khoảng 2cm ở vùng bụng (thường là dưới rốn).

–  Tiếp đó, khí CO2 sẽ được bơm vào phúc mạc chậu (qua kim hoặc trocart) của bệnh nhân để nhìn rõ ràng hơn tình trạng của buồng trứng và các cơ quan lân cận tại vùng chậu.

AD

–  Ống nội soi (có gắn camera và nguồn sáng lạnh) được đưa vào ổ bụng

–  Trường hợp u nang bị dính, thì phải gỡ dính cẩn thận để không làm u bị vỡ. Nếu thấy u bị dính quá nhiều mà không thể can thiệp bằng cắt nội soi được thì phải chuyển sang mổ hở.

Bước 4

–  Sau khi quan sát được hình ảnh và vị trí của u nang cũng như các tạng khác ở vùng chậu, bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng dao một cực rạch thêm một đường mổ nhỏ khác để đưa các dụng cụ mổ nội soi vào trong.

–  Dụng cụ Forcep nhỏ (forcep là một dụng cụ y khoa bằng kim loại có hình dạng giống một chiếc kẹp) sẽ được sử dụng để cặp 1 bên mép của vết rạch khối u và kéo lên cao.

–  Bác sĩ dùng que gẩy để tách dần u nang khỏi vỏ khối u. Khi đã đến đáy khối u, tùy thuộc vào tình trạng của khối u mà thực hiện 1 trong 2 cách sau:

  • Trường hợp khối u có kích thước nhỏ, không thấy chảy máu thì bóc hết u ra ngoài.
  • Trường hợp u có nguy cơ chảy máu ở cuống thì sử dụng dao điện hai cực đốt tổ chức dưới đáy khối u, dùng kéo hoặc dao một cực cắt cuống khối u.

Bước 5

–  Mẫu u nang bệnh phẩm được cho vào túi và gửi đi sinh thiết để kiểm chứng là u lành hay u nang ác tính.

–  Bác sĩ tiếp tục kiểm tra buồng trứng đối diện xem có sự xuất hiện của tổ chức bất thường nào hay không.

–  Nếu nghi ngờ u nang vừa bóc tách ra là ung thư hóa thì họ sẽ cắt một mẫu mô nhỏ ở buồng trứng đối diện để xét nghiệm mô bệnh học.

Bước 6

–  Sau khi đã bóc tách hết các u nang trong buồng trứng, các dụng cụ phẫu thuật sẽ được rút ra khỏi ổ bụng, kỹ thuật viên phẫu thuật làm thoát khí CO2 và rút ống nội soi.

–  Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành khâu lại những vết rạch.

AD

–  Bệnh nhân được chuyển tới phòng hồi tỉnh.

Theo dõi tình trạng của bệnh nhân sau khi mổ

Sau khi mổ nội soi u nang buồng trứng, người bệnh cần ở lại bệnh viện theo dõi thêm từ 24 – 48h để xem có xảy ra vấn đề bất thường nào hay không.

  • Băng bịt vết mổ có thấm máu hay không
  • Vết mổ có bị bầm tím, sưng viêm hay rỉ dịch hay không
  • Theo dõi màu sắc và lượng nước tiểu trong 24h

Hầu như các bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau nhẹ quanh vết mổ, buồn ngủ hoặc buồn nôn do tác dụng của thuốc gây mê. Ngoài ra, còn một vài vấn đề khác có thể kể đến như:

  • Đau lưng, đau vai có thể do còn sót lại một lượng khí CO2 nhỏ trong bụng, cảm giác này sẽ dần qua đi sau vài ngày.
  • Đau cổ họng do việc đặt ống thở trong thời gian phẫu thuật.

Trường hợp bệnh nhân ra viện ngay trong ngày mà không nằm viện sau khi phẫu thuật, thì cần theo dõi ở phòng hồi tỉnh cho đến khi có thể tự đứng dậy và đi tiểu hết là có thể ra viện. Người bệnh không được tự ý về nhà một mình mà cần có người thân đi cùng đề giúp đỡ trong những tình huống cần thiết.

1 -2 ngày sau mổ bệnh nhân có thể được xuất viện nếu như tình trạng đã ổn định, cắt chỉ sau mổ 5 ngày. Thời gian hồi phục sức khỏe hoàn toàn là từ 2 – 4 tuần.

Ưu điểm của phương pháp mổ nội soi u nang buồng trứng

Phẫu thuật nội soi đem lại nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mở truyền thống, cụ thể là:

» Hạn chế chảy máu, giảm thiểu khả năng cần phải truyền máu

» Đường rạch mổ nhỏ nên giảm diện tích vùng tổn thương, ít sẹo hậu phẫu, tính thẩm mỹ cao, ít đau hơn, ít phải sử dụng kháng sinh giảm đau, giảm viêm sau mổ

» Bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh, thời gian lưu viện ngắn hơn so với mổ hở, sớm trở lại công việc bình thường

» Giảm phơi nhiễm của các cơ quan nội tạng với các chất gây ô nhiễm bên ngoài, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng

» Hạn chế tối đa tổn thương đến các tổ chức của buồng trứng

Những nguy cơ xấu sau khi mổ nội soi

Mổ nội soi tuy là phương pháp phẫu thuật tiên tiến, an toàn và ít biến chứng. Tuy nhiên, nó vẫn có một tỉ lệ rủi ro nhất định. Sau đây là những di chứng có thể xảy ra sau khi mổ:

  1. Nhiễm trùng vết mổ: đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bất kì ca phẫu thuật nào kể cả cả mổ nội soi hay mổ hở. Biến chứng này thường phụ thuộc vào công tác khử khuẩn môi trường phòng mổ.
  2. Đau và chảy máu sau khi mổ: bệnh nhân không được cầm máu kỹ hay bỏ sót tổn thương tại buồng trứng trong quá trình mổ có thể là nguyên nhân gây đau và chảy máu sau mổ. Ngoài ra, nếu vận chuyển bệnh nhân về phòng hồi tỉnh không nhẹ nhàng, bệnh nhân hoạt động mạnh từ sớm cũng có thể gây bục chỉ, chảy máu vết mổ
  3. Tổn thương mạch máu hoặc các tạng khác, như dạ dày, ruột, bàng quang, hay niệu quản
  4. U nang buồng trứng tái phát: nếu u nang buồng trứng không được bóc tách kỹ lưỡng hoặc để sót những khối u nhỏ thì bệnh có thể tái phát trở lại.

Xem thêm: Nên làm gì để cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau khi mổ nội soi u nang buồng trứng?

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×