AD

Những điều cần biết về mổ hở u nang buồng trứng

AD

Thông thường, những u nang buồng trứng lành tính, kích thước nhỏ, thì được bóc tách khá đơn giản bằng Kỹ thuật mổ nội soi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp phức tạp, bệnh nhân cần được can thiệp bằng phương pháp mổ hở mới có thể loại bỏ được u nang buồng trứng triệt để. Vậy cụ thể, những trường hợp nào thì người ta sẽ áp dụng kỹ thuật mổ hở để điều trị u nang buồng trứng và quy trình thực hiện ra sao, bạn có thể tìm đọc trong bài viết này.

1. Mổ hở u nang buồng trứng là gì?

Mổ hở là kỹ thuật mổ truyền thống có từ năm 1934 đến nay. Để loại bỏ u nang buồng trứng bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ tạo một đường rạch dài ở thành bụng (kích thước từ 3 – 4 inch trở lên). Vết rạch mở ra sẽ giúp họ quan sát trực tiếp được các cấu trúc bên trong buồng trứng, tạo không gian thuận lợi để đưa các dụng cụ phẫu thuật để can thiệp điều trị cho bệnh nhân.

1.1. Đối tượng áp dụng mổ hở

Mổ hở thường được chỉ định với những ca u nang buồng trứng phức tạp, cụ thể là:

  • Bệnh nhân có u nang buồng trứng lớn (thường là kích thước >10cm), u quá to chèn ép các nội tạng xung quanh.
  • U nang biến chứng vỡ hoặc xoắn chảy máu nhiều cần phải mổ gấp.
  • U nang có tốc độ phát triển rất nhanh, u bị ung thư hóa hoặc nghi ngờ là ung thư.
  • Siêu âm thấy kết cấu bên trong khối u thuộc thể rắn thay vì chỉ chứa dịch lỏng, u nang buồng trứng nằm trên lớp mô lỏng lẻo.

1.2. Đối tượng không áp dụng mổ hở

Không phải mọi bệnh nhân có khối u phức tạp trên buồng trứng đều có thể loại bỏ bằng Kỹ thuật mổ hở. Dưới đây là một số trường hợp chống chỉ định mổ hở:

  • Phụ nữ đang đến kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu âm đạo bất thường.
  • Phụ nữ mắc các bệnh về máu (rối loạn động máu, nhiễm trùng máu…)
  • Phụ nữ bị nhiễm trùng toàn thân.
  • Phụ nữ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch.
  • Các bệnh nội khoa nặng đang tiến triển.

Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân những trường hợp nào nên mổ nội soi và trường hợp nào nên mổ hở. Nếu quyết định lựa chọn phương pháp mổ hở, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe tổng quát để loại trừ những trường hợp chống chỉ định như trên.

2. Công tác chuẩn bị trước khi mổ

AD

1: Người thực hiện kỹ thuật:

Bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa sản, bác sĩ gây mê hồi sức

2. Phương tiện:

Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cho phẫu thuật, bộ trung phẫu hoặc đại phẫu.

3: Người bệnh

Bệnh nhân cần khám sức khỏe tổng quát, thực hiện những xét nghiệm cơ bản, siêu âm u nang buồng trứng, chụp CT, nội soi buồng trứng, để đánh giá sức khỏe tổng thể cũng như xét xem bệnh nhân có thuộc những đối tượng chống chỉ định hay không.

Theo đó, người bệnh cũng sẽ được tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh của mình, được can thiệp điều trị bằng Kỹ thuật nào và những tai biến có thể xảy ra trong và sau khi điều trị.

Thời điểm thích hợp để mổ hở u nang buồng trứng là sau khi hết kinh nguyệt khoảng 1 tuần.

Người bệnh trước khi vào phòng mổ cần vệ sinh tại chỗ, thụt tháo đại tràng, sát khuẩn vùng bụng và gây mê nội khí quản.

4. Hồ sơ bệnh án:

Hoàn thành đầy đủ hồ sơ bệnh án và các thủ tục hành chính cần thiết theo quy định tại bệnh viện.

3. Quy trình tiến hành mổ

3.1. Kiểm tra hồ sơ bệnh nhân

AD

Hồ sơ bệnh nhân gồm có: bệnh án chi tiết,  biên bản hội chẩn, giấy cam kết phẫu thuật, biên bản duyệt mổ, biên bản khám tiền phẫu và tiền mê,…

Bộ hồ sơ này sẽ được kiểm tra lại đầy đủ theo quy định.

3.2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra đúng bệnh nhân thực hiện mổ hở u nang buồng trứng:

  • Tên
  • Tuổi
  • Giới tính
  • Tình trạng bệnh…

3.3. Thực hiện Kỹ thuật mổ hở điều trị u nang buồng trứng

Sau khi được gây mê nội khí quản, bệnh nhân sẽ được đặt ở tư thế nằm ngửa trên bàn mổ, có thể nằm nghiêng tùy theo vị trí của u nang trong buồng trứng.

Tiếp theo, bác sĩ phẫu thuật chính sẽ rạch một đường mổ dưới rốn hay đường ngang trên vệ vào ổ bụng và bọc mép vết mổ.

1/ Cắt u nang buồng trứng

Bước 1: Thăm khám đánh giá mức độ di động của u nang buồng trứng và độ bám dính với các nội tạng lân cận. Nếu u bám dính thì phải gỡ dính cẩn thận để tránh bị vỡ.

Bước 2: Chèn gạc xung quanh, tách biệt với khối u

Bước 3:

Trường hợp khối u nhỏ: bác sĩ sẽ dùng 1 hoặc 2 kìm loại răng to, chắc khỏe để cặp vào phần cuống khối u, cặp càng sát khối u càng tốt.

Dùng 1 hoặc 2 kìm có răng to, chắc khỏe cặp cuống khối u, cách kìm trước 1 đến 1,5 cm

AD

Sau đó lấy kéo cong để cắt bỏ u nang và khâu mỏm cắt lại.

Trường hợp khối u to: sau khi bọc lót kỹ, bác sĩ có thể lấy 2 đến 3 chiếc kìm cặp chặt để kéo khối u lên, chọc một lỗ nhỏ để hút bớt dịch trong khối u. Sau đó lại tiếp tục sử dụng kìm để kẹp mép khối u vừa mở, rồi tiến hành cắt u nang tương tự như trên.

Bước 4: Nếu bệnh nhân có khối u lành tính thì bác sĩ sẽ bóc tách u ra ngoài và bảo toàn buồng trứng lành lặn.

Thủ thuật: lấy dao rạch nhẹ trên phần trên cùng khối u nơi dính với buồng trứng lành, dùng loại kéo cong có đầu tù kết hợp với lực đầu ngón tay để bóc phần u ra khỏi buồng trứng, sau đó cầm máu.

Bước 5: Kiểm tra xem có chảy máu không, nếu chỉ chưa được buộc chặt, hoặc khâu chưa hết tổn thương thì phải khâu tăng cường để cầm máu.

Bước 6: Mẫu bệnh phẩm được gửi đi để kiểm tra chắc chắn xem có sự xuất hiện của tế bào ung thư hay không.

Bước 7: Quan sát và kiểm tra buồng trứng còn lại. Nếu bác sĩ nghi ngờ u nang vừa được bóc tách có dấu hiệu ung thư hóa thì họ sẽ cắt một mẫu mô nhỏ ở buồng trứng đối diện để xét nghiệm mô bệnh học.

2/ Cắt phần phụ

Thăm khám đánh giá tình trạng phần phụ xem có bị dính với các tạng xung quanh

Nếu dính thì phải gỡ dính, trong khi gỡ dính tránh để vỡ dịch

Dùng một kìm có răng to, chắc khỏe cặp dây chằng thắt lưng – buồng trứng và dây chằng rộng sát với tử cung

  • Dùng một kìm có răng to, chắc khỏe cặp cách kìm trước 1 đến 1,5 cm
  • Dùng kéo cong cắt bỏ phần phụ

Khâu mỏm cắt bằng mũi thông thường hay mũi khâu số 8. Kiểm tra toàn bộ xem có còn chảy máu hay biến chứng nào khác hay không.

  • Hút sạch dịch và lau sạch ổ bụng
  • Đóng bụng theo các lớp, đóng da mũi rời hoặc trong da
  • Sát khuẩn lại và băng vết thương

4. Theo dõi và xử trí tai biến

4.1. Theo dõi

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (huyết áp, hô hấp, mạch…) dưới tác động của CO2 và dịch soi buồng tử cung, dịch rửa ổ bụng khi soi ổ bụng

AD

Theo dõi bệnh nhân gây mê hồi sức, hồi tỉnh và giảm đau

Theo dõi kết quả phân tích mẫu bệnh phẩm phẫu thuật.

Theo dõi xem bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương bàng quang, đại tràng, hệ tiết niệu, mạch máu trong quá trình phẫu thuật hay không.

Theo dõi các biến chứng khác sau phẫu thuật như là nhiễm trùng vết mổ , chảy máu trong, rò bục vết mổ, tắc ruột

4.2. Xử trí tai biến

  • Bệnh nhân chảy máu sau mổ: cần truyền máu hoặc mổ lại
  • Các mạch máu lớn bị tổn thương: có thể phải mổ mở lại để xử lí
  • Suy hô hấp: hỗ trợ thở bình oxy, tìm nguyên nhân gây suy hô hấp
  • Nhiễm trùng vết mổ: thay băng, dùng kháng sinh
  • Chảy máu lỗ trocar: khâu lại

5. Chăm sóc phục hồi sau mổ

Mổ hở được coi là những ca phẫu thuật phức tạp do phạm vi xâm lấn tương đối lớn, chính vì thế bệnh nhân có thể gặp nhiều rủi ro và biến chứng sau mổ. Do vậy, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện theo dõi dài ngày hơn so với những ca mổ nội soi, thời gian lưu viện trung bình khoảng 1 tuần. Để cơ thể phục hồi hoàn toàn có thể mất 6- 8 tuần.

Ngay sau khi tỉnh, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, do tác dụng của thuốc mê. Những cảm giác này sẽ dần qua nhanh. Nhưng nếu không hết sau vài ngày, thì người bệnh cần phải báo lại tình trạng cho y tá biết.

Bệnh nhân bị đau nhiều sau mổ sẽ được sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian từ 7-10 ngày.

Đối với vấn đề ăn uống, những ngày đầu cơ thể chỉ nên tiếp nhận thức ăn dạng lỏng. Chế độ ăn uống cần phải thay đổi dần dần từ lỏng sang chế độ ăn nhẹ cho đến ăn uống bình thường. Nên đọc thêm thông tin ☛  Sau mổ u nang buồng trứng, phụ nữ nên ăn gì kiêng gì?

Khi về nhà, bạn nên tránh lao động gắng sức hay tập thể dục để không làm tổn thương vùng phẫu thuật. Bạn chỉ nên đi lại rất nhẹ nhàng trong 2 tuần đầu. Tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục cho tới khi vết thương lành hẳn.

Sau khi xuất viện, nếu bạn thấy có những dấu hiệu bất thường sau đây thì cần tái khám ngay:

  • Chảy máu âm đạo (không phải do kinh nguyệt đến)
  • Máu chảy, sưng đau, rỉ dịch tại vết mổ
  • Nhiễm trùng vết mổ (dấu hiệu: người bệnh cảm thấy ớn lạnh và bị sốt)
  • Cơn đau không giảm sau mổ (cơn đau dữ dội hơn mà không thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau đã được bác sĩ chỉ định)
  • Khó thở hoặc đau ngực

Ngoài ra, u nang buồng trứng là một trong những bệnh lý phụ khoa có tỉ lệ tái phát khá cao sau phẫu thuật. Vì thế, bệnh nhân sau khi được điều trị vẫn cần tái khám định kỳ thường xuyên 3-6 tháng/lần, để kịp thời phát hiện và xử lý những bất thường, bảo vệ sức khỏe của buồng trứng

Xem thêm: Nên mổ u nang buồng trứng ở bệnh viện nào, chi phí bao nhiêu?

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×