AD

Sau đây là những lý do có thể gây mất kinh nguyệt 3 tháng

AD

Mang thai là lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ bị mất kinh nguyệt. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất kinh nguyệt 3 tháng. Nếu bạn chưa biết đó là gì, thì hãy tìm hiểu nội dung trong bài viết sau.

Trong y khoa, hiện tượng mất kinh nguyệt > 3 tháng được gọi là vô kinh thứ phát. Nó xảy ra khi buồng trứng không sản xuất đủ nội tiết tố sinh dục estrogen. Vì vậy, bất kể lí do nào gây ra sự  thiếu hụt loại hormone này đều có thể là nguyên nhân dẫn tới vô kinh.

1. Thay đổi cân nặng

Việc tăng hoặc giảm nhanh chóng một lượng cân nặng đáng kể sẽ dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Sự mất cân bằng này có thể khiến kinh nguyệt bị rối loạn. Vì thế, những người béo phì thường hay bị rong kinh (thời gian hành kinh > 7 ngày), trong khi những người có thân hình quá gầy thì lại dễ bị mất kinh (3 tháng không có kinh nguyệt).

2. Căng thẳng

Căng thẳng kéo dài hoặc quá độ có thể ảnh hưởng đến phần não kiểm soát các hormone sinh sản, đó chính là khu vực vùng dưới đồi.

Vùng dưới đồi là một mắt xích quan trọng trong hệ trục nội tiết chính của cơ thể, gồm có vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng. Khi chức năng hoạt động của vùng dưới đồi bị lệch nhịp, tất yếu buồng trứng sẽ không thể giải phóng hormone như bình thường. Và điều này có thể gây rối loạn rụng trứng, khiến chu kỳ kinh nguyệt tạm ngưng.

Một khi các nguyên nhân gây ra căng thẳng,stress qua đi, khi bạn cảm thấy tinh thần ổn định hơn, thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.

3. Tập thể dục quá sức

Tập thể dục quá mức có thể gây ra mất kinh nguyệt 3 tháng, nhất là những vận động viên chuyên nghiệp.

AD

Nguyên nhân được lí giải là vì, cơ thể của những người tập luyện thể thao cường độ cao thường có nhiều cơ và ít mỡ, trọng lượng thấp. Do đó, cơ thể không có đủ mỡ để tái tạo hormone, điều này gây ra sự thiếu hụt estrogen và dẫn tới trễ kinh, mất kinh.

4. Thuốc

Nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị cho bất kể tình trạng y tế nào, bạn nên cẩn trọng. Vì thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây mất kinh tạm thời.

Thuốc tránh thai là biện pháp kiểm soát sinh sản phổ biến nhất, nó cũng là loại thuốc gây ảnh hưởng nhiều nhất tới vòng kinh của phụ nữ. Các biện pháp tránh thai nội tiết tố tương tự khác như là cấy ghép hoặc tiêm, đặt vòng tránh thai, có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Khi cơ thể quen với nồng độ hormone mới, tình trạng này sẽ tự được cải thiện.

Ngoài ra, các loại thuốc như là thuốc chữa trầm cảm, thuốc hóa trị ung thư,…cũng là lý do “đáng nghi” khiến kinh nguyệt của bạn bất thường.

5. Thay đổi lịch trình giấc ngủ hoặc đồng hồ sinh học

Nếu bạn là người thường xuyên phải làm việc theo ca kíp, giờ giấc ngủ nghỉ bị đảo lộn, thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể tạm ngưng. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Endocrinology, bất kỳ sự gián đoạn nào đối với nhịp sinh học của bạn (đồng hồ bên trong điều chỉnh các quá trình tế bào quan trọng) đều có thể là lí do gây mất kinh nguyệt.

Hiện tượng mất kinh nguyệt cũng xảy ra tương tự ở những người thường xuyên đi công tác xa hay đi du lịch qua các nước khác, do sự thay đổi về múi giờ sinh hoạt.

6. Cơ thể sản xuất quá nhiều prolactin

Prolactin là một loại hormone nữ giới, sản sinh nhiều trong thời gian các bà mẹ cho con bú. Prolactin có thể ngăn chặn kinh nguyệt, vì vậy đó là lí do tại sao hầu hết phụ nữ sau sinh đều bị mất kinh tạm thời.

Ở những phụ nữ không cho con bú, nếu họ gặp một trục trặc liên quan tới tuyến yên (nơi sản sinh chính của homrone Prolactin) ví dụ như có một khối u hay bị suy tuyến yên, thì họ cũng có thể bị mất kinh nguyệt. Biểu hiện của những người gặp vấn đề với tuyến yên thường là có dịch tiết ra bất thường từ núm vú, trông giống như sữa. Trong trường hợp này, các bác sĩ có thể can thiệp để điều chỉnh lượng Prolactin quá mức bằng biện pháp hormone thay thế (HRT).

7. Vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến sản xuất hormone hormon thyroxin và triiodothyronin để kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể.

Bệnh suy giáp (hoặc tuyến giáp hoạt động kém) chỉ tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ các hormone này. Cường giáp (hoặc tuyến giáp hoạt động quá mức) thì ngược lại, mức độ hormone tuyến giáp trong cơ thể quá cao.

Cả hai điều kiện trên đều có thể ảnh hưởng ít nhiều tới chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Trong khi những phụ nữ suy giáp thì dễ bị rong kinh, rong huyết thì những người mắc bệnh cường giáp lại hay bị chậm kinh, mất kinh. Bệnh về tuyến giáp có thể chẩn đoán đơn giản bằng xét nghiệm máu.

Các dấu hiệu khác có thể là gợi ý cảnh báo bệnh về tuyến giáp gồm có:

AD

Với bệnh suy giáp

  • Mệt mỏi thường xuyên, mệt mỏi cực độ trong thời gian dài
  • Rụng tóc nhiều
  • Tăng/giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Dễ bị lạnh
  • Táo bón
  • Thở gấp
  • Giọng trầm khàn hơn
  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Lưỡi lớn, phù da mặt, chân tay (khi ở giai đoạn nặng)

Với bệnh cường giáp

  • Hay hồi hộp
  • Sợ nóng
  • Hay bị run tay
  • Có bướu ở cổ
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Tiêu chảy
  • Tính khí thay đổi thất thường
  • Cơ thể hay mệt mỏi

8. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Có tới 10% nữ giới trong độ tuổi sinh sản mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang. Trên kết quả siêu âm, buồng trứng bất thường với nhiều khối u nang nhỏ, lành tính.

PCOS liên quan tới sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể (do androgen quá cao hoặc kháng insullin), điều đó làm ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể và vẻ bề ngoài của người bệnh.

Phụ nữ bị PCOS thường bị mất kinh 3 tháng, thậm chí 5, 6 tháng mới có kinh nguyệt một lần, kinh nguyệt ra rất ít. Hệ lông trên cơ thể của họ thường rậm rạp hơn bình thường (nhiều lông mặt, ria mép, lông ở lưng hay đùi). Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện sau:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Tóc mỏng thậm chí là hói
  • Mụn trứng cá nhiều, sắc tố da đậm màu tại các vùng da có nhiều nếp gấp như nác, bẹn, cổ
  • Cảm giác đầy bụng và khó chịu vùng bụng – lưng – vùng chậu
  • Bị ngưng thở khi ngủ
  • Giọng nói ồm, trầm như đàn ông
  • Nhiều lông mặt, ria mép
  • Tâm trạng hay thay đổi

Tìm hiểu thêm về: Phương pháp chẩn đoán và điều trị PCOS

9. Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống, đặc biệt là chán ăn, có thể khiến thời gian chấm dứt. Những người ăn kiêng theo chế độ hà khắc trong thời gian dài sẽ dễ bị chán ăn. Chán ăn liên quan mật thiết đến tình trạng thiếu cân (chỉ số khối cơ thể thấp). Điều này xảy ra khi chất béo cơ thể của quá thấp không đủ đáp ứng để sản xuất hormone, do vậy quá trình rụng trứng không xảy ra thường xuyên. Khi đó, phụ nữ bị chậm kinh, mất kinh kéo dài.

10. Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là bước chuyển tiếp trước khi phụ nữ chấm dứt hoàn toàn khả năng sinh sản, phổ biến trong độ tuổi từ 45 – 55. Ở thời kỳ này, buồng trứng sẽ lão hóa theo quy luật tự hiên, vì vậy nó hoạt động kém hiệu quả hơn, do đó nồng độ estrogen suy giảm mạnh.

Sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể gây ra hàng loạt vấn đề với phụ nữ trung nhiên, từ sức khỏe đến sinh lý và sắc đẹp.

Chu kỳ kinh nguyệt cũng là một trong những yếu tố chịu ảnh hưởng của thời kì tiền mãn kinh, với các biểu hiện đa dạng, không ai giống ai. Có người ở độ tuổi này, vòng kinh thưa hơn, máu kinh ít, trong khi có những người vòng kinh lại rút ngắn, lại kèm theo rong kinh.

Kinh nguyệt của phụ nữ tiền mãn kinh có thể bị ảnh hưởng vài tháng nhưng cũng có thể là vài năm, tùy cơ địa từng người. Hầu hết, tình trạng này không cần điều trị. Tuy nhiên, với một số người, nếu như rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của họ, thì họ có thể điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế, dưới sự tư vấn của bác sĩ.

Những vấn đề khác ở phụ nữ tiền mãn kinh, do ảnh hưởng của nội tiết tố có thể là:

  • Bốc hỏa
  • Đổ mồ hôi trộm
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Mất ngủ
  • Khô mắt, khô da, da nhiều nếp nhăn, lỗ chân lông to
  • Rụng tóc
  • Ham muốn tình dục suy giảm, khô rát âm đạo
  • Rối loạn tâm lý, hay căng thẳng, mệt mỏi
  • Loãng xương
  • Trí nhớ và sự tập trung suy giảm
  • Thị lực suy giảm
  • Huyết áp và cân nặng thay đổi
  • Dễ mắc bệnh tim mạch
AD

Kết luận

Mất kinh nguyệt quá 3 tháng còn được gọi là vô kinh thứ phát. Kinh nguyệt có thể vắng mặt vì nhiều lí do. Phổ biến nhất trong số này bao gồm nguyên nhân tự nhiên, yếu tố lối sống và mất cân bằng nội tiết tố.

Điều quan trọng là gặp bác sĩ để được chẩn đoán và lắng nghe tư vấn chính xác về tình trạng của bạn. Một khi những nguyên nhân cơ bản được điều trị, kinh nguyệt của bạn sẽ trở lại ổn định như ban đầu.

Xem chi tiết: Mất kinh nguyệt được điều trị như thế nào?

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×