AD

Kinh nguyệt có màu đen – Nguyên nhân và cách điều trị

AD

Màu sắc của máu kinh có thể là một tín hiệu quan trọng để đánh giá sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Thông thường, máu kinh nguyệt có màu đỏ đậm, không đông đặc hay loãng như nước, nhưng nếu kinh nguyệt có màu đen thì có phải là một dấu hiệu bất thường.

Để tìm hiểu về điều này, các bạn có thể theo dõi thông tin được cung cấp trong bài viết sau đây.

Tại sao kinh nguyệt có màu đen?

Kinh nguyệt màu đen vào cuối kỳ “đèn đỏ”

Máu kinh có màu đen đôi khi không phải là một tình trạng báo động nguy hiểm. Máu kinh nguyệt có thể chuyển sang màu nâu hoặc đen giống như bã cà phê vào cuối những ngày “đèn đỏ”.

Điều này cũng sẽ xảy ra tương tự với những bà mẹ sau sinh. Dù mẹ sinh mổ hay sinh thường thì đều có sản dịch (giống với máu kinh) khoảng 2 – 6 tuần sau sinh. Vài ngày đầu tiên sản dịch sẽ có màu sẫm tương tự như kinh nguyệt, sau đó nó sẽ chuyển sang màu đỏ nâu hoặc đen, và cuối cùng là màu vàng trắng (do có chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử) giống như khí hư cho tới khi nó dừng hẳn.

Đây chỉ là tình trạng sinh lý bình thường, không có gì đáng lo ngại. Tất cả những gì bạn cần làm là để cho lượng máu kinh này đào thải một cách tự nhiên và chú ý hơn trong việc làm sạch vùng kín để tránh viêm nhiễm.

Kinh nguyệt màu đen do ít hoạt động

AD

Lười vận động có thể là một trong những lý do khiến cho máu trong những ngày hành kinh có màu đen, thậm chí là có những cục máu đông nhỏ. Hiện tượng này xảy ra là bởi máu bị giữ lại trong tử cung lâu hơn bình thường, khi thoát ra ngoài nó sẽ bị oxy hóa và chuyển thành dạng màu tối hơn.

Do đó, trong những ngày “dụng râu” đừng cho rằng ngồi yên tại chỗ là tốt, hãy cứ vận động nhẹ nhàng để giúp cho máu kinh thoát ra dễ dàng và không bị ứ lại bên trong cơ thể. Bạn nên tập thể dục vừa sức để cải thiện tình trạng nói trên, nhất là với những chị em công sở thường phải ngồi làm việc tại chỗ trong thời gian dài.

Âm đạo bị mắc kẹt dị vật

Tampon mắc kẹt trong âm đạo rất có thể là một trong những nguyên nhân khiến kinh nguyệt có màu đen

Nếu âm đạo bị mắc kẹt bởi một dị vật nào đó chẳng hạn như bao cao su, sextoy hay tampon trong kỳ kinh nguyệt thì điều này cũng có thể khiến cho máu kinh chảy ra có màu đen và mùi rất hôi. Đây là một dấu hiệu của nhiễm trùng bạn cần phải lưu ý. Trong trường hợp này, bạn cần phải lấy các dị vật trong âm đạo ra, giúp cho dòng chảy của máu trở lại bình thường.

Nếu như bạn thấy có thêm các biểu hiện khác như là âm đạo bị sưng đỏ, ngứa ngáy vùng kín, khó đi tiểu hoặc sốt thì bạn nên tới bệnh viện để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

Mắc bệnh phụ khoa

Một số bệnh phụ khoa có thể là nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn, thay đổi bất thường về lượng máu, tính chất và cả màu sắc của máu. Điển hình như một số bệnh lý phụ khoa sau:

  • Viêm lộ tuyến
  • Viêm cổ tử cung
  • Viêm vòi trứng
  • Viêm nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung
  • Polyp tử cung
  • Ung thư cổ tử cung…

Nếu như bạn gặp phải các triệu chứng kèm theo như là:

  • Đau rát khi giao hợp hoặc đi tiểu
  • Chảy máu bất thường khi quan hệ tình dục
  • Vùng kín ngứa ngáy
  • Đau vùng chậu
  • Có thể bị sốt mà không phải do cảm lạnh

Thì bạn có thể đặt nghi vấn rằng bản thân có thể đang mắc một bệnh phụ khoa tiềm ẩn nào đó. Khi đó, bạn nên đi khám phụ khoa để kiểm tra rõ ràng tác nhân gây bệnh, cũng như có biện pháp điều trị kịp thời, nhằm tránh các biến chứng xấu xảy ra.

Cấu tạo tử cung bất thường

Một số phụ nữ gặp phải tình trạng cổ tử cung hẹp bẩm sinh hay cổ tử cung bị gẫy gập, thì đây cũng là nguyên nhân sẽ ảnh hưởng tới sự lưu thông máu trong những ngày “đèn đỏ”. Tử cung bị hẹp khiến máu lưu thông kém. Máu bị giữ lại nhiều hơn và khi thoát ra có thể chuyển thành màu đen. Nếu sự tắc nghẽn diễn ra nghiêm trọng, phụ nữ có thể bị rong kinh hoặc vô kinh.

Điều này còn có thể xảy ra khi phụ nữ già đi, cổ tử cung ngày càng thu hẹp lại khiến máu kinh nguyệt thoát ra khỏi cơ thể hạn chế hơn, máu có màu đen và còn có thể có mùi hôi.

Rối loạn nội tiết tố

Nội tiết tố mất cân bằng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình sản xuất các hormone nội tiết, đặc biệt là estrogen. Nồng độ estrogen thấp có thể làm ức chế quá trình lưu thông máu trước chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu bị dồn đọng lại và có thể chuyển thành màu đen.

AD

Một số lý do gây rối loạn nội tiết tố:

  • Stress, căng thẳng, áp lực công việc
  • Lạm dung thuốc tránh thai
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
  • Chế độ ăn uống thiếu hợp lý, ăn kiêng quá đà
  • Tập thể dục với cường độ cao
  • Thay đổi môi trường sống…

Stress khiến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị rối loạn.

Kinh nguyệt màu đen điều trị như thế nào?

Kinh nguyệt màu đen có thể là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, do đó các chị em không cần điều trị đặc biệt.

Tuy nhiên, khi kinh nguyệt có màu đen đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như là:

  • Vòng kinh không đều, quá ngắn (dưới 21 ngày) hoặc quá dài (trên 35 ngày)
  • Trên 3 tháng không có kinh nguyệt
  • Lượng máu kinh quá ít (dưới 30ml/ kỳ kinh nguyệt) hoặc quá nhiều (trên 80ml/ kỳ kinh nguyệt)
  • Số ngày hành kinh quá dài (trên 7 ngày) hoặc quá ngắn (dưới 2 ngày)
  • Chảy máu bất thường trong kỳ kinh
  • Máu kinh loảng như nước, hoặc đông đặc, có nhiều cục máu đông
  • Đau bụng dữ dội, bị sốt cao, tụt huyết áp, rối loạn đại tiện,… trong những ngày hành kinh

Hoặc những dấu hiệu khác ngoài kỳ kinh như là:

  • Vùng kín thường xuyên ngứa ngáy, sưng đỏ
  • Khí hư tiết ra nhiều
  • Khí hư đổi màu bất thường như xanh, vàng hoặc nâu
  • Khí hư có mùi hôi
  • Đau rát mỗi khi tiểu tiện, quan hệ tình dục
  • Ra máu bất thường khi quan hệ tình dục

Nếu thấy một vài hoặc tất cả những biểu hiện này, bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra. Rất có thể bạn đang mắc phải một bệnh tiềm ẩn nào đó gây ảnh hưởng tới kinh nguyệt.

Các bệnh lý phụ khoa tiến triển trong thời gian dài vừa ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của phụ nữ mà còn ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ của các chị em. Nếu không được điều trị sớm, những căn bệnh này có thể gây ra vô sinh, hiếm muộn và nhiều mối nguy cho sức khỏe.

Thông thường bác sĩ sẽ điều trị kinh nguyệt màu đen dựa theo nguyên nhân được tìm ra. Nếu nguyên nhân được loại bỏ thì tình trạng kinh nguyệt màu đen sẽ chấm dứt.Chẳng hạn:

Trường hợp nữ giới bị kinh nguyệt màu đen do polyp cổ tử cung thì thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một trong những thủ thuật thích hợp để loại bỏ polyp như là: áp lạnh, dao điện đốt chân, laser, xoắn polyp.

Trường hợp kinh nguyệt màu đen và bị rong kinh là do u xơ tử cung thì cũng cần phải can thiệp phẫu thuật để bóc tách u ra ngoài.

Trường hợp phụ nữ bị viêm vùng chậu cấp tính (bao gồm viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng) thì có thể điều trị bằng kháng sinh chuyên biệt nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Nếu viêm vùng chậu chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc có biến chứng, xuất hiện các ổ áp xe, thì cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Ngoài ra, còn có thể điều trị kết hợp bằng vật lý trị liệu để tăng thêm hiệu quả tiêu viêm nhanh chóng.

AD

Nếu kinh nguyệt màu đen là do rối loạn nội tiết tố thì cần cải thiện các yếu tố gây ra rối loạn kinh nguyệt như chế độ ăn uống, cân bằng tâm lý,…hoặc sử dụng thuốc điều chỉnh nội tiết tố.

Ngoài ra, đông y có thế mạnh trong việc chữa các bệnh liên quan tới sinh lý phụ nữ, nhất là rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt. Vì thế bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc Đông y

Những điều cần chú ý để duy trì chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh

Đề phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt, các chị em nên chú ý hơn tới vấn đề vệ sinh vùng kín và các thói quen khác trong sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể là:

1/ Vệ sinh vùng kín khoa học với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, không thụt rửa âm đạo.

2/ Khi đại tiểu tiện phải lau vùng kín sạch sẽ từ trước ra sau để tránh cho vi khuẩn lan ngược vào âm đạo gây viêm nhiễm.

3/ Trong những ngày đèn đỏ cần thường xuyên thay băng vệ sinh 4h/ lần, cuối chu kỳ thì nên sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để đảm bảo thông thoáng.

4/ Không lạm dụng thuốc tránh thai.

5/ Không tùy tiện uống thuốc kháng sinh khi chưa có tư vấn của bác sĩ.

6/ Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, dành thời gian thư giãn cho bản thân để tránh khỏi căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng tới kinh nguyệt.

7/ Lựa chọn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, phát triển cân nặng phù hợp với chiều cao, vóc dáng. Tình trạng thừa cân hoặc quá gầy có thể tác động gây ảnh hưởng tới quá trình sản sinh hormone trong cơ thể.

8/ Luyện tập thể thao đều đặn để duy trì sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, không nên tập luyện quá sức.

Nếu thấy hiện tượng kinh nguyệt màu đen kéo dài nhiều tháng thì bạn nên chủ động tới phòng khám hoặc bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.

Trên đây là những thông tin giải đáp về hiện tượng kinh nguyệt màu đen. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể để lại comment dưới chân bài viết này hoặc liên hệ tới HOTLINE18001591 (miễn phí cước) của chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×