AD

Hội chứng buồng trứng đa nang có khó điều trị không?

AD

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là bệnh phụ khoa thường gặp. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nội tiết trong cơ thể phụ nữ bị rối loạn và chuyển hóa bất thường. Nếu để lâu, người bệnh dễ bị vô sinh, hiếm muộn. Vậy điều trị hội chứng đa nang có khó không? Lời giải đáp sẽ được benhuxo.vn chia sẻ ngay dưới đây.

Biểu hiện lâm sàng của hội chứng buồng trứng đa nang

1. Rối loạn kinh nguyệt

PCOS khiến tần suất rụng trứng thưa thớt hơn bình thường. Khoảng 70% trong số đó liên quan đến rối loạn kinh nguyệt. Biểu hiện lâm sàng chính là vô kinh, kinh thưa và chảy máu tử cung do rối loạn chức năng, chiếm 70% đến 80% trường hợp bất thường kinh nguyệt và 30% vô kinh thứ phát. 85% chảy máu tử cung do rối loạn chức năng buồng trứng.

2. Biểu hiện lâm sàng liên quan đến androgen

Rậm lông: Nhiều phụ nữ mắc hội chứng này có dấu hiệu rậm lông tại nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, nhưng chủ yếu là ria mép, bụng, chân và tay.

Rụng tóc: Người bệnh bắt đầu rụng tóc vào khoảng 20 tuổi, chủ yếu xảy ra trên đỉnh đầu, có thể kéo dài ra phía trước đầu và có thể kéo dài ra phía sau đầu, nhưng chỉ ở phần đỉnh đầu.

AD

Có nhiều mụn trứng cá: Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang thường có nhiều mụn trứng cá. Do androgen bị kích thích sản xuất quá mức nên da mặt người bệnh có nhiều dầu nhờn, lỗ chân lông nở to. Da ở hai bên nếp gấp mũi hơi đỏ, nhờn. Da đầu ngứa hơn, lượng dầu tiết ra ở ngực và lưng cũng tăng lên.

Béo phì: Khoảng 1/4 số bệnh nhân mắc bệnh này sẽ bị béo phì. Mối liên quan giữa béo phì và hội chứng buồng trứng đa nang rất phức tạp, có thể liên quan đến giảm độ nhạy insulin. Tình trạng béo phì vẫn tồn tại cho đến khi nội tiết tố androgen giảm xuống mức bình thường.

Một số biểu hiện khác: Teo vú, giọng nói trầm ồm và sự phát triển bất thường khác của cơ quan sinh dục ngoài.

Đọc thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán đa nang buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang có khó điều trị không?

Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh rối loạn nội tiết, phổ biến với nhóm phụ nữ trong độ tuổi từ 22- 31. Trên lâm sàng có tỉ lệ chữa khỏi tương đối thấp, hầu hết bệnh nhân không thể chữa khỏi, trong trường hợp bình thường. Mục tiêu điều trị chủ yếu là nhằm điều chỉnh cuộc sống, chế độ ăn uống để giảm cân và cố gắng tăng cơ hội sinh con.

Phụ nữ hội chứng buồng trứng đa nang có thể mang thai không?

Bệnh nhân buồng trứng đa nang rất khó thụ thai tự nhiên.

Tỉ lệ mắc hội chứng buồng trứng đa nang tương đối cao, ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản của phụ nữ, thậm chí là vô sinh. Buồng trứng đa nang là do sự rối loạn chức năng của cơ quan sinh sản làm mất đi sự phụ thuộc và điều hòa lẫn nhau dẫn đến buồng trứng lâu ngày không rụng.

Đặc điểm nổi bật nhất của hội chứng buồng trứng đa nang là không phóng noãn. Chu kỳ phóng noãn không đều đặn nên buồng trứng chỉ có thể tiết ra estrogen và androgen chứ không thể tiết ra progesterone. Nội mạc tử cung bị tác động bởi estrogen lâu ngày không sản sinh ra progesterone dẫn đến tăng sản nội mạc tử cung.

Trên thực tế, nhiều phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang có thể mang thai đôi. Nguyên nhân chính là do các loại thuốc kích thích rụng trứng được sử dụng trong điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu nhiều hơn một trứng được thải ra ngoài sau khi sử dụng thuốc, nó có thể làm tăng khả năng mang thai và cũng có thể mang song thai.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng mang thai đôi sau khi sử dụng thuốc kích thích rụng trứng, đây là một trường hợp xác suất, hầu hết phụ nữ mang thai đôi đều nhạy cảm với thuốc kích thích rụng trứng. Người bệnh cần lưu ý là không thể có thai ngay sau khi sử dụng các loại thuốc kích thích rụng trứng, nhiều bệnh nhân còn phải dưỡng thai lâu dài. Một điều rất đáng mừng là hội chứng buồng trứng đa nang có thể có thai nhờ điều trị, không quan trọng là bạn có thể mang thai đôi hay không, quan trọng là bạn có cơ hội được làm mẹ.

Ngoài vấn đề vô sinh, phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang còn có thể có kinh nguyệt bất thường, rong kinh. Nếu kinh nguyệt kéo dài, người bệnh còn có thể bị thiếu máu. Căn bệnh này lâu ngày không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ phát triển khối u tại buồng trứng, và có thể nảy sinh ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác nên cần được phát hiện và điều trị sớm.

Đọc thêm: 5 bệnh phụ khoa khiến phụ nữ khó mang thai – thông tin ít người biết

Cách điều trị hội chứng buồng trứng đa nang

Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang tương đối khó khăn, nhưng điều quan trọng hơn là người bệnh phải giữ thái độ lạc quan, tích cực hợp tác với bác sĩ để khám chữa theo đúng phác đồ.

1. Điều trị nội khoa

AD

Ngày nay, trong điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, điều trị ngoại khoa không còn là phương pháp ưu tiên hàng đầu. Hầu hết các bệnh nhân đều được điều trị bằng thuốc, và đã mang thai thành công.

Bởi vì những phụ nữ mắc bệnh này có nhiều hormone androgen hơn trong cơ thể, nên nếu sử dụng một số loại thuốc nội tiết tố có thể kích thích cơ thể sản sinh các loại hormone sinh dục khác giúp điều hòa nội tiết trong cơ thể, kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như thuốc tránh thai hằng ngày.

Thuốc tránh thai đường uống là liệu pháp chu kỳ kết hợp của estrogen và progesterone. Progesterone được bổ sung giữ cho tuyến yên tiết ra lượng hormone LH nhiều hơn, làm giảm sản xuất estrogen của buồng trứng và có thể tác động trực tiếp lên nội mạc tử cung. Estrogen có thể thúc đẩy gan sản xuất globulin liên kết hormone sinh dục, dẫn đến giảm testosterone tự do.

Thuốc tránh thai tác dụng ngắn thường được sử dụng là uống định kỳ từ 3-6 tháng và có thể dùng nhiều lần. Nó có thể ức chế sự phát triển của lông và điều trị mụn hiệu quả.

Chu kỳ nửa sau của liệu pháp progesterone có thể điều hòa kinh nguyệt và bảo vệ nội mạc tử cung. Nó cũng có tác dụng ức chế sự tiết quá nhiều LH và đạt được hiệu quả phục hồi quá trình rụng trứng.

Nếu sử dụng thuốc đúng cách, hội chứng buồng trứng đa nang có thể được kiểm soát tốt để đạt được mục tiêu mang thai mà không cần tới phương pháp điều trị ngoại khoa.

2. Điều trị phẫu thuật

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, cũng có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để hồi quá trình rụng trứng và kinh nguyệt. Các bác sĩ thường áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi buồng trứng. Phương pháp này có thể làm tổn thương các kẽ của buồng trứng sản xuất nội tiết tố androgen, do đó làm giảm tiết testosterone, có thể làm tăng cơ hội mang thai.

Sau khi điều trị phẫu thuật, mô buồng trứng của bệnh nhân sẽ không sản xuất quá nhiều androgen. Vì nồng độ androgen của bệnh nhân giảm sau khi điều trị, kinh nguyệt và rụng trứng tự phát có thể sớm được phục hồi và một số bệnh nhân có thể nhanh chóng phục hồi sau khi mang thai.

3. Hỗ trợ sinh sản

Nếu phụ nữ muốn có thai thì có thể áp dụng biện pháp kích thích rụng trứng nhân tạo, tức là sử dụng các loại thuốc có liên quan để kích thích rụng trứng. Nhưng các loại thuốc này cũng có thể gây ra tác dụng phụ kích thích buồng trứng quá mức, vì vậy cần tăng cường quan sát và đề ra các biện pháp phòng tránh. Người bệnh phải uống thuốc điều độ, dùng thuốc quá nhiều dễ dẫn đến suy buồng trứng sớm ở phụ nữ, dùng thuốc quá nửa năm mà bệnh không cải thiện thì phải điều trị ngoại khoa.

Nếu bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang không rụng trứng và có thai sau khi điều trị trên 6 tháng, phần lớn là do không kích thích rụng trứng hoặc điều trị bổ trợ không hiệu quả thì cần lựa chọn biện pháp hỗ trợ sinh sản khác, chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm.

4. Giảm cân

AD

Bên cạnh mục tiêu sinh sản, nhiều phụ nữ điều trị hội chứng buồng trứng đa nang còn nhằm mục đích kiểm soát cân nặng. Giảm cân đồng thời có thể làm giảm chứng hyperandrogenism (Hyperandrogenism là tình trạng cơ thể sản xuất ra quá mức lượng hormone androgen) và tăng insulin máu, có lợi cho việc điều trị bệnh này. Do đó, duy trì cân nặng ở mức bình thường là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh. Nếu bệnh nhân có thể giảm khoảng 5% trọng lượng, họ có thể rụng trứng và ổn định kinh nguyệt trở lại mà không cần dùng thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ lên kế hoạch về chế độ ăn uống và tập luyện cụ thể để giúp người bệnh giảm cân an toàn.

Kết luận:

Xét trên góc độ lâm sàng, hội chứng buồng trứng đa nang khó chữa khỏi, tỉ lệ vô sinh cao. Nói chung, bệnh nhân cần lựa chọn toàn diện các phương pháp điều trị tùy theo tình trạng bệnh, độ tuổi và thể trạng cụ thể của họ. Nếu có nhu cầu điều trị thì tốt nhất bạn nên tìm đến bệnh viện phụ sản uy tín để điều trị, đồng thời cẩn chuẩn bị tâm lý bền bỉ để điều trị dài kì.

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×