AD

Tổng hợp 11 Dấu hiệu kinh nguyệt bất thường

AD

Kinh nguyệt bất thường chứng tỏ hệ thống nội tiết của nữ giới đang gặp trục trặc. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, các vấn đề liên quan tới kinh nguyệt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng sinh sản. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết thế nào là kinh nguyệt bất thường.

Kinh thưa

Vòng kinh là một chu kỳ kinh nguyệt, tương đương với thời gian từ ngày đầu tiên hành kinh của chu kỳ thứ nhất tới trước ngày đầu tiên hành kinh của chu kỳ thứ hai.

Chu kỳ kinh nguyệt không phải là yếu tố bất di bất dịch, mỗi phụ nữ sẽ có một “khung thời gian” khác nhau.

Thông thường, vòng kinh của một phụ nữ khỏe mạnh sẽ kéo dài từ 22 – 35 ngày, trong đó phổ biến nhất là từ 28 – 32 ngày.

Nếu vòng kinh dài quá 35 ngày thì được coi là vòng kinh thưa hay được hiểu là hiện tượng chậm kinh, trễ kinh. Kinh thưa tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con. Bởi số lần rụng trứng ít đi nên tỉ lệ mang thai giảm. Chính vì thế, nếu như các chị em bị trễ kinh thường xuyên thì cần đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Kinh mau

AD

Ngược lại với vòng kinh thưa, thì vòng kinh mau là những người có chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới 22 ngày. Nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường. Thậm chí, ở một số người có kinh tới 2 lần trong 1 tháng.

Hiện tượng kinh đến sớm/ vòng kinh mau nếu chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện, không tái diễn liên tiếp nhiều tháng thì không có gì đáng ngại. Do đó, bạn cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp 3 – 4 tháng để đánh giá tình trạng của mình ở mức nào. Nếu sau thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn biến bất thường, thì bạn nên đi khám phụ khoa để được biết rõ nguyên nhân.

Vô kinh (mất kinh)

Vô kinh (mất kinh nguyệt) là tình trạng không thấy kinh nguyệt trong một thời gian dài, thường là vài tháng, ở những người đang có kinh nguyệt.

Vô kinh có 2 loại, đó là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.

Vô kinh nguyên phát:

Đó là trường hợp những thiếu nữ bước sang tuổi dậy thì nhưng chưa có kinh nguyệt. Nghĩa là có kinh nguyệt muộn hơn so với độ tuổi dậy thì thông thường. Ở các bé gái, độ tuổi dậy thì trung bình là từ 12 – 15 tuổi, với những bé gái ở các nước châu âu thì độ tuổi dậy thì có thể sớm hơn, khoảng 10 tuổi. Tuy nhiên, nếu như quá 16 – 18 tuổi mà chưa có kinh nguyệt thì chứng tỏ đây là trường hợp vô kinh nguyên phát.

Hiện tượng vô kinh nguyên phát có thể do sự bất thường về nội tiết tố trong cơ thể, tổn thương tại buồng trứng hay những dị dạng tại đường sinh dục.

Vô kinh thứ phát:

Là trường hợp phụ nữ đang có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng mà bỗng nhiên sau đó trong 90 ngày (3 tháng) không thấy kinh nguyệt xuất hiện. Thậm chí, có những người 6 tháng mới có kinh nguyệt một lần.

Vô kinh thứ phát hay gặp ở những phụ nữ bị suy buồng trứng sớm, có khối u buồng trứng, nạo phá thai nhiều lần, bị băng huyết nặng sau khi sinh nở do tuyến yên bị hoại tử. Ngoài ra, tình trạng suy dinh dưỡng, căng thẳng, thay đổi cân nặng đột ngột, trầm cảm hay lạm dụng kháng sinh dài ngày cũng có thể gây ra hiện tượng vô kinh thứ phát

Kinh sớm

Những bé gái có kinh nguyệt trước 10 tuổi thì gọi là có kinh sớm. Đây cũng là một triệu chứng kinh nguyệt bất thường.

AD

Nếu hiện tượng có kinh sớm đi cùng với các biểu hiện dậy thì sớm khác như là ngực phát triển, hệ lông phát triển thì cha mẹ cần phải đặc biệt quan tâm. Bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những vấn đề liên quan tới tuyến giáp, khối u trong buồng trứng, buồng trứng đa nang…

Không những vậy, nếu như cha mẹ có thói quen tẩm bổ cho con cái quá mức bằng các thực phẩm chức năng, những đồ ăn bổ dưỡng thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất nội tiết tố trong cơ thể, phổ biến là tình trạng tiết quá nhiều estrogen gây ra dậy thì sớm.

Dậy thì sớm có thể tác động tới cả sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần ở trẻ. Bé gái có thể bị hạn chế phát triển chiều cao sau này. Không những vậy, dậy thì sớm có thể gây rối loạn tâm lý nghiêm trọng cho trẻ. Các bé sẽ cảm thấy xấu hổ và tự ti vì khác biệt so với bạn bè đồng trang lứa. Thậm chí, không ít bé bị trầm cảm khi không thể vượt qua được giai đoạn này hoặc không có sự thấu hiểu, giáo dục đúng cách từ phía cha mẹ.

Rong kinh

Thời gian hành kinh trung bình kéo dài từ 3 – 7 ngày, đa phần là từ 3 – 5 ngày. Nếu phụ nữ có số ngày chảy máu >7 ngày thì được gọi là rong kinh.

Người bị rong kinh có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Số ngày “đèn đỏ” dài hơn 1 tuần.
  • Kinh nguyệt có lẫn nhiều cục máu đông, thậm chí là đổi màu sắc bất thường.
  • Đôi khi tình trạng rong kinh cũng đi kèm với những cơn đau bụng dữ dội.
  • Các triệu chứng xuất hiện khi phụ nữ bị rong kinh kéo dài: da mặt trắng bợt, nhợt nhạt, tụt huyết áp, mệt mỏi hay thở dốc.

Tình trạng rong kinh không chỉ gây ra những bất tiện “khó nói” trong cuộc sống hằng ngày mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Phụ nữ bị rong kinh kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, cơ thể suy nhược.

Thiểu kinh

Ngược lại với rong kinh, thiểu kinh là số ngày hành kinh quá ngắn, < 2 ngày, lượng máu ra nhỏ giọt (dưới 30ml/kỳ).

Thiểu kinh là một dấu hiệu của kinh nguyệt bất thường, có thể xảy ra là do nội mạc tử cung quá mỏng, phụ nữ nạo phá thai nên viêm dính buồng tử cung, nội tiết tố rối loạn. Triệu chứng ngày cũng có thể gặp ở những bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm, ung thư buồng trứng.

Rong huyết

Rong huyết là hiện tượng chảy máu bất thường không liên quan tới kỳ kinh nguyệt. Rong huyết dễ gây nhầm lẫn với rong kinh, nên cần phải phân biệt rõ ràng.

  • Rong huyết: nghĩa là phụ nữ bị ra máu âm đạo kéo dài quá 7 ngày, không phải vào ngày “đèn đỏ”.
  • Rong kinh: nghĩa là phụ nữ bị chảy máu kéo dài những ngày “đèn đỏ”.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rong huyết, như là:

Các bệnh lý tại đường sinh dục:

  • U xơ tử cung, u nang buồng trứng
  • Bệnh tuyến cơ tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung
AD

Can thiệp thủ thuật phụ khoa:

  • Đặt vòng
  • Nạo hút thai

Các nguyên nhân khác: Nội tiết tố rối loạn, tác dụng của thuốc, các biến cố liên quan tới thai kỳ, rối loạn đông máu, rối loạn tuyến giáp…

Cường kinh

Cường kinh là hiện tượng máu kinh vừa ra nhiều (trên 150ml/ kỳ) mà lại kéo dài nhiều ngày. Triệu chứng này xảy ra cũng có nguyên nhân giống như các hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khác, đa phần là do những tổn thương thực thể tại đường sinh dục và một số bệnh liên quan tới máu và huyết áp.

Những chị em bị cường kinh thường có những biểu hiện sau:

  • Cứ 1 -2h lại phải thay một miếng băng vệ sinh mới do máu chảy quá nhiều.
  • Một ngày có khi phải dùng tới 7 – 8 miếng băng vệ sinh, thậm chí phải thức dậy vào ban đêm nhiều lần để thay.
  • Thường xuyên phải sử dụng băng vệ sinh loại ban đêm do máu tràn ra liên tục.
  • Số ngày hành kinh > 7 ngày
  • Phụ nữ bị cường kinh kéo dài thì cơ thể hay xanh xao, nhợt nhạt, sụt cân, mệt mỏi do mất máu.

Bế kinh

Bế kinh là hiện tượng máu kinh vẫn xuất tiết vào đúng thời gian hành kinh nhưng do một yếu tố cản trở nào đó nên khiến cho lượng máu này không thể đào thải ra ngoài. Bế kinh thường đi kèm với những cơn đau bụng kinh đều đặn hàng tháng.

Phụ nữ có thể bị bế kinh do các nguyên nhân sau:

  • Màng trinh không có thủng: Đây là một dị dạng bẩm sinh ở đường sinh dục. Hầu hết các bé gái sẽ không nhận biết được tình trạng này cho tới khi dậy thì. Vì màng trinh không có lỗ thủng nên máu kinh không thể thoát ra ngoài được. Do đó, các bé gái sẽ cảm thấy đau bụng và sưng phần bụng dưới nhiều ngày liền do máu kinh bị mắc kẹt trong âm đạo, khiến âm đạo và tử cung bị căng phồng.
  • Âm đạo có vách ngăn: Khoảng 20% nữ giới có vách ngăn chặn ngang hoặc dọc theo âm đạo. Tình trạng này cũng làm cho kinh nguyệt không thông, người bệnh bị đau bụng kinh nhiều. Ngoài ra, phụ nữ có vách ngăn trong âm đạo sẽ bị đau khi quan hệ tình dục hoặc không thể “làm chuyện ấy” được.
  • Không có âm đạo: Đây làm một dị dạng bẩm sinh đặc biệt, phụ nữ không có âm đạo mà chỉ có tử cung và buồng trứng. Không có âm đạo nên huyết kinh bị đọng lại trong tử cung và tràn lên vòi tử cung.

Huyết ứ lâu ngày trong âm đạo, tử cung, vòi trứng sẽ khiến các bộ phận này bị phình giãn lớn. Niêm mạc tử cung có thể bị phá hủy, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ vô sinh cao. Không những vậy, máu kinh ứ đọng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh viêm nhiễm phát triển.

Thống kinh

Thống kinh là tình trạng nữ giới bị đau bụng quằn quại khi tới kỳ kinh mỗi tháng. Cơn đau âm ỉ có thể là điều bình thường, tuy nhiên nếu như mức độ đau trầm trọng và có xu hướng kéo dài thì đó là dấu hiệu cần phải xem xét, đặc biệt khi cơn đau lan tỏa ra sau lưng và lan xuống vùng dưới đùi. Nhiều chị em có thể bị tụt huyết áp do đau quá dữ dội.

Tình trạng thống kinh phổ biến trước khi có kinh nguyệt và trong những ngày có kinh nguyệt.

Thống kinh được chia làm 2 loại:

  • Thống kinh nguyên phát hay xảy ra với các bạn gái ở tuổi dậy thì. Trường hợp này có liên quan đến quá trình rụng trứng, niêm mạc tử cung sản xuất quá nhiều prostaglandin khiến cơ tử cung co thắt mạnh hơn gây đau đớn.
  • Thống kinh thứ phát thường xảy ra với những phụ nữ ở tuổi trung niên. Triệu chứng này liên quan đến các bệnh lý, tổn thương thực thể tại đường sinh dục. Tuy nhiên, dù là do bệnh lý gì thì chúng cũng góp phần làm tăng lượng prostaglandin gây ra các cơn đau bụng.

Bất thường về máu kinh

Khi cơ thể phụ nữ khỏe mạnh, máu kinh nguyệt có màu đỏ thẫm, không đông, không có cục máu đông, máu chuyển thành màu nâu như bã cà phê vào cuối những ngày hành kinh. Nếu máu thay đổi bất thường về màu sắc hay tính chất thì chứng tỏ trong cơ thể đang có những biến đổi xấu.

  • Màu hồng nhạt: Biểu thị lượng estrogen ở mức thấp.
  • Màu trong như nước: Biểu hiện của cơ thể bị thiếu dinh dưỡng hoặc dấu hiệu ung thư ống dẫn trứng.
  • Màu cam: Dấu hiệu nhiễm trùng đường sinh dục
  • Máu kinh màu đen vón cục máu đông: Do rối loạn hormone nội tiết ( progesterol thấp, estrogen cao), dấu hiệu điển hình của bệnh u xơ tử cung. Nếu tình trạng này xảy ra với một lượng ít thì không cần lo lắng, bởi đó thể là do bạn ít vận động trong những ngày có kinh nguyệt, khiến máu bị giữ lại tử cung lâu hơn nên vón cục.

Trên đây là bài viết tổng hợp về những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường. Nếu bạn thấy rằng mình có những triệu chứng tương tự, hãy chủ động tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán tình hình và điều trị kịp thời (Xem chi tiết 11 địa chỉ khám rối loạn kinh nguyệt uy tín).

AD

Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này, để được giải đáp chi tiết.

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×