AD

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng đông y

AD

Đông y có thế mạnh trong việc chữa trị những bệnh phụ nữ liên quan đến nội tiết. Chính vì thế, trước giờ rất nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt tìm đến các bài thuốc đông y với mong muốn được chữa khỏi nhanh chóng mà lại an toàn, không lo tác dụng phụ.

Hiểu về rối loạn kinh nguyệt trong đông y

Các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt trong đông y được nói đến như sau:

– Vô kinh: Là tình trạng vòng kinh thưa, quá 3 tháng mới có kinh 1 lần, thậm chí là 6 tháng mới xuất hiện kinh nguyệt. Trường hợp nữ giới khi đến tuổi dậy thì mà chưa thấy kinh nguyệt người ta cũng gọi là vô kinh.

– Rong kinh: Là tình trạng máu kinh ra kéo dài từ ngày này sang ngày khác, thường số ngày hành kinh >7 ngày thì được gọi là rong kinh.

– Thiểu kinh: Là tình trạng những ngày hành kinh quá ngắn <2 ngày.

AD

– Băng kinh (băng huyết): Là tình trạng máu kinh ra nhiều hơn so với bình thường, nếu người bệnh mất lượng máu quá lớn có thể nguy hại đến tính mạng.

– Bế kinh (tắc kinh, mất kinh): Hiện tượng này nghĩa là kinh nguyệt không ra đúng ngày theo chu kỳ, mà ứ đọng lại gây ra triệu chứng đau bụng, chướng bụng.

– Thống kinh: Chỉ tình trạng đau bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt, cơn đau có lúc âm ỉ, có lúc lại dữ dội, thậm chí có thể khiến cho người bệnh bị tiêu chảy, xây xẩm mặt mày, tụt huyết áp hay ngất xỉu.

Trong đông y, rối loạn kinh nguyệt được cho là vì can uất, khí hư, huyết nhiệt, huyết ứ. Cụ thể:

– Can uất: Do công năng sơ tiết của Can không được bình thường, làm cho việc tàng trữ huyết không tốt, can khí và can huyết mất thăng bằng, làm cho khí huyết ứ trệ mà gây ra.

– Khí hư: Do trung khí quá hư yếu hoặc do tỳ hư suy lâu ngày nên nguồn khí không được sinh ra hoặc không được bổ sung kịp thời, công năng thống nhiếp huyết của tỳ bị ảnh hưởng gây tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra.

– Huyết nhiệt: Do thể trạng vốn có âm hư huyết nhiệt, hoặc cảm nhiễm khí hậu nóng, nội nhiệt hiệp với ngoại rà ẩn náu lâu ngày, gây ra nhiệt uất lâu ngày ảnh hưởng đến Xung Nhâm mà gây ra.

– Huyết ứ: Sau hành kinh hoặc sau đẻ, huyết dư (huyết hôi) không ra hết lưu lại ở bào cung, lâu ngày kết hợp với các yếu tố ngoại tà làm tổn thương đến Xung Nhâm mà gây ra.

Để chữa bệnh, thầy thuốc cần khám bệnh và chẩn đoán nguyên nhân. Sau đó, tùy vào các nguyên nhân sẽ bốc thuốc giúp điều hòa kinh nguyệt.

  • Nếu phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt do khí huyết kém lưu thông thì dùng các vị: đảng sâm, xuyên khung, bạch thược, thục địa, đương quy.
  • Nếu phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt do can uất (lo lắng, căng thẳng, buồn phiền gây ra) thì dùng các vị: hoàng cầm, sài hồ, đan bì, hương phụ chế, đương quy, tô ngạch.
  • Nếu vòng kinh dài, ngắn không đều thì có thể dùng các vị: ích mẫu, bạch thược, đương quy, thục địa, ngải cứu, hương phụ.
  • Nếu bị rong kinh thì dùng các vị: hoa hòe, cây nhọ nồi, đương quy, ngải diệp sao đen.
  • Nếu kinh nguyệt ra ít, ngày kinh ngắn thì dùng các vị bổ huyết như: ích mẫu, ngải diệp, hoài sơn, thục địa, xuyên khung
  • Nếu bị bế kinh, tắc kinh nhiều ngày không ra thì dùng các vị: đan sâm, ích mẫu, đào nhân, hồng hoa
  • Nếu bị thống kinh, đau bụng nhiều, đau dữ dội thì nên dùng các vị: ích mẫu, ngải cứu, đan sâm, hồng hoa.
  • Khi hành kinh các khớp đau nhức, lúc sốt, lúc lạnh: gia khương hoạt, phòng phong, tần giao, quan quế.

Có thể bạn muốn biết: Rối loạn kinh nguyệt sẽ kéo dài bao lâu?

Các bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt bằng đông y

Bài thuốc Tứ vật thang

Công dụng: Tứ vật thang là bài thuốc điều kinh rất nổi tiếng từ xa xưa, bài thuốc này được dùng để bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt và chữa các chứng thuộc huyết hư kèm theo ứ trệ.

AD

Bài thuốc:

  • Xuyên khung 6g
  • Bạch thược 12g
  • Thục địa 20 – 24g

Cách dùng: sắc nước uống

Bài thuốc Đạo đàm thang

Công dụng: Đàm đạo thang dùng cho những phụ nữ bị vô kinh, vài tháng mới có kinh một lần giúp khư phong đạo đàm. Ngoài ra, bài thuốc còn giúp giảm đau đầu, tức ngực.

Gia giảm

Bài thuốc

  • Trần bì,Chế bán hạ, Chỉ thực mỗi vị: 8-12 gam.
  • Phục linh 12-16 gam.
  • Cam thảo 4 gam.
  • Chế nam tinh 4-8 gam.

Cách dùng: Mỗi ngày sắc uống 1 thang, chia làm 2 lần nước để uống.

Bài thuốc Tiêu sài hồ thang

Công dụng: dùng trong trường hợp kinh nguyệt không đều, khi có, khi không, đau bụng kinh, ứ huyết,  giúp dưỡng âm, hóa ứ,sơ can lý tỳ, điều hòa tỳ vị, hóa giải thiếu thương.

Bài thuốc:

  • Sài hồ 12 – 16g
  • Hoàng cầm, Sinh khương, Đảng sâm mỗi vị: 8 – 12g
  • Bán hạ 8 – 12g
  • Chích Cam thảo 4 – 8g
  • Đại táo 4 – quả

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang

Bài thuốc Bát trân thang

Bài thuốc Bát trân thang có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nghiên cứu bởi danh y Tiết Kỷ. Bát trân thang được phối hợp dựa trên 2 bài thuốc là Tứ quân và Tứ vật.

Công dụng bồi bổ khí huyết, dành cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh dài ngày, ra nhiều máu kinh, hay lo âu, suy nghĩ, cơ thể suy nhược.

Bài thuốc:

  • Đương qui ( tẩm rượu), Đảng sâm, Bạch thược, Bạch truật ( sao), Thục địa, Bạch linh mỗi vị 12g
  • Xuyên khung 6 – 8g
  • Chích thảo 2 – 4g
  • Sinh khương 2 – 3 lát
  • Đại táo 2 quả
AD

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc Bổ trung ích khí thang

Công dụng:

Bài thuốc dùng cho những phụ nữ bị rong kinh do chứng tỳ khí hư không nhiếp thống được huyết. Nếu đã có kinh nguyệt nhưng cơ thể mệt mỏi, lên cơ sốt thì cũng có thể dùng bài thuốc này. Hoặc, mới nửa tháng đã thấy kinh nguyệt ra thì cũng nên dùng bài thuốc này.

Nếu kinh nguyệt đến chậm, máu kinh có màu nhạt thì gia giảm thêm Nhục quế trong bài thuốc này.

Bài thuốc

  • Hoàng kỳ 20g
  • Chích thảo 4g
  • Thăng ma 4 – 6g
  • Đảng sâm 12 – 16g
  • Đương qui 12g
  • Sài hồ 6 – 10g
  • Bạch truật 12g
  • Trần bì 4 – 6g
  • Gia giảm thêm Nhục quế

Cách dùng: Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang

Bài thuốc Quy tì thang

Công dụng: chữa chứng sôi bụng, tiêu chảy do rối loạn kinh nguyệt gây ra.

Bài thuốc:

  • Nhân sâm ( Đảng sâm) 12g
  • Phục thần 12g
  • Toan táo nhân sao 12 – 20g
  • Viễn chí 4 – 6g
  • Hoàng kỳ 12g
  • Mộc hương 4g
  • Bạch truật 12g
  • Long nhãn nhục 12g
  • Đương qui 8 – 12g
  • Chích thảo 4g
  • Sinh khương 3 lát
  • Đại táo 2 – 3 quả

Cách dùng: sắc mỗi ngày 1 thang

Lưu ý: Các bài thuốc được tổng hợp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không được tùy ý áp dụng. Nếu bị rối loạn kinh nguyệt, bạn nên đi khám để được biết rõ căn nguyên gây bệnh và gia giảm đơn thuốc phù hợp với tình trạng của bản thân. Ngoài ra, các thầy thuốc Đông y sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách sử dụng, cách kiêng cữ ra sao trong thời gian dùng thuốc để đảm bảo tính an toàn, tránh sai lầm đáng tiếc.

Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt khám ở đâu uy tín?

AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×