AD

16 biểu hiện chứng tỏ rối loạn nội tiết tố ở nữ giới

AD

Rối loạn nội tiết tố gây ra nhiều vấn đề rắc rối với sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ. Nhưng hầu như các chị em chưa nắm được đầy đủ những dấu hiệu về rối loạn nội tiết. Vì vậy, bài viết sau tổng hợp 16 biểu hiện chứng tỏ rối loạn nội tiết tố ở nữ giới mà chỉ e nên biết.

1/ Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng điển hình khi mất cân bằng nội tiết tố xảy ra. Phụ nữ có vòng kinh khoảng 22- 35 ngày, trong đó vòng kinh phổ biến là 28 – 23 ngày, số ngày hành kinh từ 3 – 7 ngày.

Tuy nhiên, khi rối loạn kinh nguyệt xảy ra, vòng kinh sẽ không còn đều đặn như trước, kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn thường lệ. Chưa kể, lượng máu kinh trong chu kỳ cũng biến động theo. Những phụ nữ bị hành kinh kéo dài >7 ngày thì được gọi là rong kinh, rong kinh thường đi kèm với cường kinh (hiện tượng máu kinh nguyệt ra nhiều).

Ngược lại, ở một số người bị rối loạn kinh nguyệt thì máu kinh lại ra rất ít (thiểu kinh), chu kỳ kinh lại đến muộn hơn, thậm chí vài ba tháng mới hành kinh một lần, người ta gọi là tắc kinh, vô kinh.

Rối loạn kinh nguyệt cũng chính là rối loạn rụng trứng, vì thế tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng mang thai của phụ nữ, nhất là những người bị vô kinh kéo dài.

Ngoài những biểu hiện như trên, nhiều chị em còn gặp bất thường về màu sắc máu kinh, tình trạng đau bụng kinh dữ dội (thống kinh) và nhiều vấn đề khác. Để tìm hiểu rõ hơn về rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể theo dõi bài viết này Mọi điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt

2/ Các vấn đề về da

AD

Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các vấn đề trên làn da của phụ nữ, từ khô sạm, mụn trứng cá, cho đến thâm nám. Đây luôn là nỗi trăn trở của bất kì chị em nào, mọi khuyết điểm trên làn da đều khiến họ cảm thấy kém tự tin và quyến rũ.

Ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời, làn da của phụ nữ cũng đều có thể bị ảnh hưởng bởi các vấn đề trục trặc về nội tiết.

Ở tuổi dậy thì, các bạn gái chủ yếu phải đối mặt với tình trạng dầu nhờn tăng tiết và mụn trứng cá nhiều.

Mụn trứng cá mãn tính ở người trưởng thành có thể là dấu hiệu chứng tỏ sự sụt giảm lượng estrogen và progesterone và tăng cao bất thường của androgen. Nữ giới bị mụn trứng cá kéo dài (không phải ở tuổi dậy thì) đi kèm với tình trạng lông tóc rậm có thể là dấu hiệu nói đến hội chứng buồng trứng đa nang.

Trong khi đó, khô da, nám da thường là vấn đề của tuổi tiền mãn kinh. Lý do là vì buồng trứng sản xuất estrogen khiến da nhanh chóng lão hóa và xuống cấp. Da trở nên mỏng hơn khi chúng ta già đi và nó có xu hướng tạo thành nếp nhăn khi mất collagen. Da cũng trở nên khô hơn, kém đàn hồi và ít mạch máu hơn khi tuổi tác tăng dần. Nồng độ Estrogen càng thấp thì các biểu hiện lão hóa trên da càng nghiêm trọng. Liệu pháp hormon thay thế có thể giúp phụ nữ ngăn ngừa hoặc trì hoãn các dấu hiệu lão hóa da, nhưng nó cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và tử cung.

3/ Thay đổi tâm trạng

Estrogen là horome sinh dục nữ có tác dụng mạnh mẽ nhất đối với các chất dẫn truyền thần kinh trong não, bao gồm serotonin (một chất hóa học giúp tăng cường những cảm xúc tích cực). Sự biến động về lượng estrogen có thể gây ra những thay đổi về cảm xúc trước những ngày có kinh nguyệt (người ta gọi đó là hội chứng tiền kinh nguyệt – PMS) hoặc tâm trạng buồn phiền, lo âu trong thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh.

Nếu bạn cảm thấy tâm trạng của mình đang ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống, bạn có thể cải thiện những điều tồi tệ này bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên hơn, hạn chế uống rượu hay sử dụng thuốc lá.

Phụ nữ trung niên bị rối loạn cảm xúc do ảnh hưởng từ sự mất cân bằng nội tiết có thể tham khảo liệu pháp điều trị hormone thay thế – tuy nhiên, cần có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ để được chữa bệnh đúng cách và hiệu quả.

4/ Rối loạn tiêu hóa

Nữ giới hay bị đau bụng, tiêu chảy vào những ngày “đèn đỏ”.

Nếu nếu bạn đang phải hứng chịu những cơn đau bụng hay các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác (táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, sôi bụng…) thì bạn nên nghĩ tới nguyên nhân xuất phát từ nội tiết tố, mà chưa chắc đã là vấn đề xảy ra từ đường ruột.

Đây là lý do giải thích tại sao phụ nữ thường hay bị đau bụng, tiêu chảy vào những ngày trước hoặc trong khi có kinh nguyệt. Các nhà khoa học giải thích rằng do sự bất thường về nội tiết tố khiến cơ thể giải phóng prostaglandine, làm cho cổ tử cung co thắt mạnh hơn, dẫn tới hiện tượng đau bụng, đi ngoài. Hơn nữa, nồng độ progesterone tăng cao vào giai đoạn hành kinh cũng là nguyên nhân gây chướng bụng hoặc táo bón.

U xơ tử cung, u nang buồng trứng là hai bệnh lý có liên quan đến rối loạn nội tiết tố. Chúng cũng là nguyên nhân gây đau bụng, táo bón hoặc bí tiểu, tiểu rắt ở người bệnh. Mặc dù sự phát triển của những khối u này hầu hết đều là lành tính, nhưng nó sẽ khiến bạn gặp nhiều khó chịu. Đặc biệt khi kích thước đủ lớn, nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như là vỡ, xoắn hoặc chèn ép nội tạng lân cận.

Bởi vậy, khi bạn gặp phải các triệu chứng rối loạn tiêu hóa vào thời gian “đèn đỏ” thì bạn không cần lo lắng, vì nó chỉ xảy ra tạm thời. Nếu khó chịu, bạn có thể cải thiện bằng các biện pháp giảm đau tại nhà hoặc chú ý đến vấn đề ăn uống để không bị đau bụng, tiêu chảy thêm. Tuy nhiên, nếu bạn đang nghi ngờ rằng mình có thể bị u xơ hoặc u nang thì tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Với những khối u nhỏ thì thuốc có thể giúp làm teo khối u dần dần, trong trường hợp thuốc không giải quyết được vấn đề thì phẫu thuật sẽ là phương pháp được xem xét để loại bỏ những khối u này.

Xem chi tiết hơn:

  • Dấu hiệu thường gặp với phụ nữ bị u xơ tử cung
  • Dấu hiệu thường gặp với phụ nữ bị u nang buồng trứng

5/ Rối loạn giấc ngủ

AD

Phụ nữ có thể gặp muôn vàn vấn đề với giấc ngủ của mình khi các hormone trong cơ thể bị xáo trộn. Tình trạng phổ biến nhất là mất ngủ, khó ngủ đi kèm với triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm. Nguyên nhân của vấn đề này được xác định là do buồng trứng sản xuất estrogen và progesterone ít hơn, điều đó góp phần gây ra sự mệt mỏi và thiếu năng lượng, ảnh hưởng tới giấc ngủ.

6/ Tăng cân không giải thích được

Sự rối loạn của từng loại nội tiết tố sẽ quyết định đến vị trí tích trữ mỡ trên khắp cơ thể bạn.

Chẳng hạn như với những phụ nữ bị cường estrogen (lượng estrogen cao) thì mỡ thừa thường bị tích trữ tại vùng mông và đùi. Những người bị suy giảm hormone estrogen (đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh) sẽ thấy mỡ tăng nhiều hơn ở vùng quanh bụng và cánh tay. Trong khi đó, những người có lượng hormone insulin cao thì có nhiều mỡ ở phần eo….

Khi phụ nữ bị thừa cân, họ có nguy cơ bị mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Một số bệnh lý nội tiết có thể gây tăng cân ở nữ giới như là bệnh thiểu giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone), hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS (trong buồng trứng có nhiều nang nhỏ)

Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh có xu hướng tăng cân rõ rệt khi nội tiết tố sụt giảm.

Nếu như bạn đang gặp phải tình trạng tăng cân không rõ nguyên nhân bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra các vấn đề tiềm ẩn trong cơ thể. Hoặc, nếu bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm về liệu pháp hormone thay thế để kiểm soát các triệu chứng liên quan tới mãn kinh, trong đó có tình trạng tăng cân.

7/ Mọc nhiều lông trên cơ thể, nhất là lông mặt hay ria mép

Nữ giới có hệ lông tóc phát triển mạnh (rậm lông) chứng tỏ nồng độ androgen trong cơ thể đang cao hơn bình thường. Tình trạng này có thể chỉ ra một vấn bệnh lý nội tiết điển hình đó là hội chứng buồng trứng đa nang.

Hội chứng buồng trứng đa nang khiến cho nữ giới phát triển các đặc điểm nam tính nhiều hơn, không chỉ là lông tóc rậm mà giọng nói cũng trở nên trầm ồn hơn. Nữ giới bị mắc hội chứng này thường bị vô kinh, nghĩa là 3 tháng mới có kinh một lần, thậm chí là 5 – 6 tháng.

Đáng nói, hội chứng buồng trứng đa nang là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh – hiếm muộn. Vì thế, khi thấy có những dấu hiệu như trên, các chị em cần đi khám để điều trị sớm.

8/ Nhức đầu

Đau đầu là vấn đề phổ biến do rối loạn hormone gây ra.

Nhiều phụ nữ bị đau đầu do thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh. Nguyên nhân phổ biến là do suy giảm nồng độ estrogen.

Nếu tình trạng đau đầu có vẻ trầm trọng, bạn cần tìm đến bác sĩ để được điều trị đúng phương pháp.

Đau đầu do rối loạn nội tiết tố thường được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, các biện pháp giảm đau tại nhà. Ăn uống đúng cách, tập thể dục, tránh căng thẳng và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng liên quan đến đau đầu do mất cân bằng hormone.

AD

Thuốc tránh thai (để duy trì ổn định lượng estrogen trong cơ thể) hoặc các loại thuốc khác sẽ được sử dụng trong những trường hợp đau đầu nghiêm trọng.

9/ Đãng trí, hay quên, thiếu tập trung

Tưởng rằng các vấn đề liên quan tới trí nhớ thường chỉ có ở người già, nhưng điều đó không đúng. Bất cứ độ tuổi nào chúng ta cũng có thể bị sa sút về trí nhớ và tinh thần kém minh mẫn. Đó là bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong chúng ta ảnh hưởng tới chức năng của vùng dưới đồi (một vùng nhỏ ở não bộ). Từ đó, vùng não bộ này sẽ phát đi những tín hiệu sai lệch, khiến cho quy trình sản xuất hormone rối loạn, dẫn tới những trục trặc về chức năng nhận thức.

10/ Suy giảm thị lực

Tuyến tùng là một tuyến nội tiết nhỏ nằm trong não. Nó sản sinh ra hormone melatonin, ảnh hưởng đến nhịp sinh học và mức độ của các hormone khác trong cơ thể.

Rối loạn chức năng tuyến tùng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến thị lực, mờ mắt, đau đầu thậm chí là não úng thủy.

11/ Khô âm đạo

Khô âm đạo là kết quả của sự sụt giảm lượng estrogen trong cơ thể. Điều này xảy ra phổ biến với phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Estrogen giảm khiến thành âm đạo mỏng hơn, âm đạo ít tiết dịch bôi trơn, dẫn đến nhiều khó khăn khi giao hợp. Phụ nữ khó đạt khoái cảm, thường bị đau rát khi quan hệ tình dục.

Phụ nữ bị suy buồng trứng sớm hoặc lạm dụng thuốc tránh thai, sử dụng thuốc trị trầm cảm cũng có thể gặp vấn đề tương tự.

12/ Suy giảm ham muốn tình dục

Nồng độ testosterone thấp hơn bình thường ở nữ giới là nguyên nhân gây suy giảm ham muốn tình dục.

Testosterone là hormone sinh dục nam, nhưng cả nam giới và nữ giới đều có loại hormone này. Testosterone ở nữ giới được sản xuất từ tuyến thượng thận và buồng trứng, tuy nhiên lượng testosterone chỉ chiếm một lượng nhỏ.

Nồng độ testosterone thấp hơn bình thường ở nữ giới là nguyên nhân gây suy giảm ham muốn tình dục. Phụ nữ khó đạt cực khoái hơn mỗi lần ân ái. Suy giảm ham muốn tình dục ở nữ thường xảy ra với những chị em có nồng độ estrogen và testosterone thấp do mãn kinh sớm, suy buồng trứng sớm, tiểu đường, can thiệp thủ thuật ngoại khoa vào âm đạo – tử cung – buồng trứng hoặc sử dụng thuốc chống trầm cảm (chất ức chế tái hấp thu serotonin).

13/ Tính chất của “bộ ngực” thay đổi

Nồng độ Estrogen quá cao hoặc quá thấp có thể dẫn đến những thay đổi trong các mô vú.

Estrogen sản sinh quá mức làm cho các mô vú sần hơn, dày đặc hơn, thậm chí có thể hình thành một khối u trong vú.

Nồng độ estrogen quá thấp có thể làm giảm mật độ mô vú, khiến vú chảy xệ – tình trạng lão hóa ngực phổ biến ở phụ nữ trung niên.

14/ Tóc thưa mỏng, dễ gãy rụng

Tóc rụng, khô xơ, chẻ ngọn là những vấn đề phổ biến. Chúng ta đều cho rằng tình trạng này chủ yếu là do chăm sóc tóc không đúng cách. Nhưng sâu xa hơn, đó là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Khi bạn sử dụng nhiều hóa chất với tóc, bạn ăn uống không đủ dưỡng chất, bạn stress căng thẳng, tất cả những tác nhân này đều có thể khiến hormone mất cân bằng và tác động đến từng nang tóc.

15/ Xương yếu

Nồng độ estrogen giảm trong thời kỳ mãn kinh và mãn kinh có thể làm giảm khối lượng xương trong cơ thể.

Estrogen giúp phụ nữ xây dựng cấu trúc và mật độ xương chắc khỏe. Sự thiếu hụt estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh làm tăng nguy cơ loãng xương, khiến cho cấu trúc xương yếu hơn, trọng lượng xương giảm, xương giòn hơn.

Khoảng 50 phần trăm phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương do loãng xương.

AD

Thường thì phụ nữ không nhận ra họ bị loãng xương cho đến khi họ bị gãy xương, đó là lý do tại sao các chị em cần phải thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe xương khi bước vào độ tuổi trung niên. Tập thể dục giảm cân, như chạy bộ, tennis hoặc khiêu vũ, chế độ ăn uống lành mạnh (bổ sung canxi và vitamin D) và áp dụng liệu pháp hormone thay thế HRT có thể giúp phụ nữ phó với các vấn đề liên quan tới xương, tủy và những triệu chứng mãn kinh khác.

16/ Vấn đề về huyết áp

Những phụ nữ có chỉ số huyết áp tăng cao bất thường (mà vốn không có tiền sử bệnh về huyết áp) thì cần lưu ý, vì đây rất có thể là do thay đổi nội tiết gây ra. Huyết áp tăng là kết quả của sự dư thừa natri trong cơ thể. Nồng độ natri cao làm tăng tình trạng trữ nước. Mà natri cao là do sự rối loạn của hormone aldsteron. Vậy nên, khi cơ thể mất cân bằng hormon aldosteron thì phụ nữ sẽ dễ bị huyết áp cao.

KẾT LUẬN
Bài viết trên tổng hợp 16 dấu hiệu thường gặp nhất liên quan đến rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ. Lưu ý rằng, bạn có thể gặp phải những triệu chứng khác không được liệt kê ở đây.

Các biểu hiện của nội tiết tố có thể là điều xảy đến tự nhiên ở những giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời của người phụ nữ như là tuổi dậy thì, mang thai, cho con bú hay tiền – mãn kinh. Nhưng nhiều trong số đó cũng có thể là “tín hiệu cảnh báo” của một vấn đề bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Vì vậy, điều quan trọng đó là khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, bạn cần phải liên hệ với bác sĩ để được xét nghiệm, chẩn đoán đúng nguyên nhân và tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý chữa bệnh cho mình bằng bất kì loại thuốc nào, khi chưa có sự cho phép của những người có đủ chuyên môn.

Vui lòng liên hệ tới tổng đài 18001591  (miễn phí cước) nếu bạn muốn biết thêm thông tin về sức khỏe nội tiết tố hoặc các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt.


Nguồn tham khảo:

  • https://www.healthline.com/health/hormonal-imbalance#diagnosis
  • https://www.onhealth.com/content/1/hormone_imbalance_signs_symptoms
AD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Ad
×